Số Hộ Trồng Nấm Ở Huyện Tiên Lãng Giảm Mạnh

Đến trung tuần tháng 10 năm 2014, các địa phương trong huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đưa 276 tấn nguyên liệu vào sản xuất nấm sò, nấm rơm.
So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.
Nguyên nhân do nguồn giống nấm cung ứng tới hộ sản xuất chưa kịp thời, thường xuyên bị thiếu, nhỡ. Thêm vào đó, sản xuất nấm mất nhiều công lao động, đầu tư lán trại khá tốn kém, trong khi hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Nhiều hộ nhận nguồn kinh phí hỗ trợ của UBND huyện tổ chức sản xuất một vài vụ sau đó dừng sản xuất.
Đến nay, trên địa bàn huyện nhiều lán trại được đầu tư nay bỏ hoang không đưa nguyên liệu vào sản xuất tiếp. Đề án phát triển sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu giai đoạn 2008 - 2013 của huyện không đạt mục tiêu đề ra.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch tổ chức lại hoạt động khai thác cá ngừ đại dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Thời gian gần đây, ở huyện Thoại Sơn và Châu Phú, ngành Nông nghiệp tỉnh An Giang đã đưa giống tôm càng xanh toàn đực vào nuôi thay thế tôm càng xanh trước đây. Việc thay thế này bước đầu đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.

Những năm gần đây, khi nguồn ếch đồng ngày càng khan hiếm, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã mở trại sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt để cung cấp cho thị trường. Thực tế thấy, mô hình này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và có xu hướng ngày càng mở rộng.

Gần 2 năm nay giá nghêu giống quá thấp, nên ông Trần Văn Vinh (Bảy Vinh), ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có ý tưởng tận dụng trang thiết bị có sẵn ở trại sản xuất nghêu giống để nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện XDNTM, tiêu chí môi trường tuy đã được các địa phương quan tâm thực hiện song kết quả chưa cao. Để nâng cao tỷ lệ các xã đạt tiêu chí về môi trường, nhiệm vụ đặt ra cho các ban ngành, cơ quan là cần có nhiều giải pháp, mô hình phát triển kinh tế ở nông thôn có tính khả thi như VAC (vườn, ao, chuồng).