Số Hộ Trồng Nấm Ở Huyện Tiên Lãng Giảm Mạnh

Đến trung tuần tháng 10 năm 2014, các địa phương trong huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đưa 276 tấn nguyên liệu vào sản xuất nấm sò, nấm rơm.
So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.
Nguyên nhân do nguồn giống nấm cung ứng tới hộ sản xuất chưa kịp thời, thường xuyên bị thiếu, nhỡ. Thêm vào đó, sản xuất nấm mất nhiều công lao động, đầu tư lán trại khá tốn kém, trong khi hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Nhiều hộ nhận nguồn kinh phí hỗ trợ của UBND huyện tổ chức sản xuất một vài vụ sau đó dừng sản xuất.
Đến nay, trên địa bàn huyện nhiều lán trại được đầu tư nay bỏ hoang không đưa nguyên liệu vào sản xuất tiếp. Đề án phát triển sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu giai đoạn 2008 - 2013 của huyện không đạt mục tiêu đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,23% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong 9 tháng

Đầu vụ đã phải chịu thất bại về giống khi tỷ lệ lên chỉ đạt 50 - 60%, giờ đây, khi gừng bắt đầu lên củ, người trồng gừng của huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau lại khốn đốn vì dịch bệnh.

Năm 2015, năng suất quả su su Sa Pa đạt khoảng 55 đến 58 tấn/ha, trong khi đó, năm 2014 năng suất đạt 60 tấn/ha.

Đó cũng là nhận định của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA). Bởi theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu (XK) khoảng 100 ngàn tấn tiêu, sản lượng hồ tiêu trong nông dân và doanh nghiệp cất trữ chỉ còn khoảng 30 ngàn tấn.
Sau hơn 2 năm đưa cây gừng lên với bà con nông dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) theo Dự án 3PAD với mục tiêu thiết lập mô hình phát triển nông lâm nghiệp bền vững.