Số Hộ Nuôi Cá Tra Thua Lỗ Ngày Càng Tăng

Tại ĐBSCL, nếu giai đoạn 2002 - 2005 có 25% số hộ nuôi bị thua lỗ thì trong 3 năm gần đây, tỷ lệ này lên đến gần 50%. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất do ĐH Cần Thơ công bố.
Khảo sát cũng cho thấy, có khoảng 30% số người nuôi cá tra và 60% số hộ nuôi tôm hiện không muốn vay vốn ngân hàng để đầu tư, vì lợi nhuận mang lại không đủ trả lãi vay cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu nuôi trồng thủy sản của ngân hàng rất cao, khoảng 30%.
Trong khi đó, theo báo cáo mới đây của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), hiệu suất sinh lời trong chế biến cá tra hiện nay chỉ đạt được giá trị gia tăng chưa đến 0,7%.
Có thể bạn quan tâm

Cá tra Việt Nam mặc dù đang chiếm hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra thế giới nhưng từ 5 năm nay, ngành này liên tục gặp khó khăn: Sản lượng sút giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản, nông dân “treo” ao...

Ngày 26-12, ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, trang trại của ông vừa phối hợp với Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang xuất sang Nhật Bản 1,2 triệu trứng cút đóng lon, với giá cao hơn thị trường Việt Nam khoảng 30%.

Phát triển thủy sản có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lào Cai. Đánh giá đúng vai trò của phát triển thủy sản, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đầu tư cơ sở vật chất nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất khảo nghiệm một số giống cá chất lượng cao. Đi vào thực tế sản xuất hàng hóa, người nuôi thủy sản đã đón nhận một cách hồ hởi, hiệu quả bước đầu được xác định là có tiềm năng lớn.

Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.

Với năng suất đạt từ 2 tấn/công trở lên, bán tại ruộng khoảng 4.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng khoai còn lời 7,5 triệu đồng. Đó là hạch toán của người trồng khoai lang ở một số xã của huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang). Đồng bào Khmer còn thông tin với nhau, năm nay, khoai lang Bảy Núi được mùa nhờ có bạn hàng “ăn vô” và họ “xuất khẩu” sang Takeo, Phnom Penh (Campuchia).