Sinh Vật Lạ Làm Cá Nuôi Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang

Sinh vật lạ này bắt đầu xuất hiện từ sau Tết Nguyên đán cho đến nay, chúng to bằng ngón tay, dài khoảng 10 - 15 cm, trên người có rất nhiều nhớt.
Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, vẫn chưa xác định được sinh vật lạ bám quanh các lồng bè nuôi cá trên biển và chúng tiết ra độc tố gì mà làm cho cá nuôi trong lồng bị chết hàng loạt.
Theo nhiều ngư dân nuôi cá lồng bè ở các xã đảo Hòn Tre, Lại Sơn, Nam Du, An Sơn (huyện Kiên Hải), sinh vật lạ này bắt đầu xuất hiện từ sau Tết Nguyên đán cho đến nay, chúng to bằng ngón tay, dài khoảng 10 - 15 cm, trên người có rất nhiều nhớt.
Chúng không ký sinh vào cá mà chỉ bám quanh các lồng bè với mật độ dày đặc và chỉ xuất hiện vào ban đêm, đến khi mặt trời lên cao là biến mất. Không hiểu chúng tiết ra chất gì mà làm cho cá bị mờ mắt, yếu dần rồi chết.
“Sinh vật lạ có rất nhiều nhớt, có thể khi chúng xuất hiện với mật độ dày đặc đã làm cho hàm lượng ôxy hòa tan trong nước giảm mạnh, gây chết cá”, ông Thanh đặt nghi vấn.
Ước tính, toàn huyện Kiên Hải đã có hàng chục ngàn con cá mú và cá bóp của ngư dân nuôi bị chết, thiệt hại lên đến vài hàng tỷ đồng.
Chỉ riêng xã Nam Du đã có trên 13.000 con cá nuôi lồng bè bi sinh vật lạ gây hại.
Chi cục Thú y Kiên Giang đã lấy mẫu sinh vật lạ gửi Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 và Đại học Cần Thơ xét nghiệm, tìm độc tố gây chết cá nhưng chưa có kết quả.
Có thể bạn quan tâm

Người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị bước vào vụ mùa cà phê mới. Bên cạnh việc tất bật tìm nhân công thu hái, bảo vệ vườn cây, nhiều hộ dân còn “đau đầu” với nạn hái trộm cà phê đang diễn ra từng ngày với thủ đoạn rất liều lĩnh, manh động.

Tuy nhiên dù là vụ có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhưng với thời tiết diễn biến phức tạp, thì nhà nông vẫn rất cần các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao, vừa có khả năng kháng được sâu bệnh và điều kiện bất lợi.

Giá mủ cao su đầu mùa khai thác nằm ở mức 30 triệu đồng/tấn khiến nhiều người có diện tích cao su lớn bỏ cạo để dưỡng cây, chờ giá nhích lên tí đỉnh rồi cạo. Bởi nếu cạo với giá mủ thấp nhưng phải thuê nhân công làm trọn gói từ a tới z sẽ không lời đồng nào, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng leo thang.

Ông Thái Tiến Dũng, Trưởng phòng Nguyên liệu, Cty CP Đường Ninh Hòa cho biết, vùng nguyên liệu mía Ninh Hòa và Đắk Lắk có hơn 70% diện tích trồng mía là đất đồi, trong khi cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo cho việc tưới tiêu nên chủ yếu phụ thuộc vào nước trời.

Lâm Đồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương dẫn đầu trong cả nước về thực hiện hiệu quả chương trình tái canh cà phê, trong đó đã phát huy tính chủ động của người nông dân trong việc xây dựng các mô hình điểm.