Sinh Sản Nhân Tạo Cá Trê Vàng Thành Công

Hiện nay, cá trê vàng là loài cá được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Long An ưa thích, nhưng phong trào nuôi chưa tương xứng so với tiềm năng sẵn có của tỉnh. Trước nguồn cá trê vàng ngoài tự nhiên ngày càng giảm,
Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học & Công nghệ Long An tận dụng những ưu thế về điều kiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học "Phát triển mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê vàng (Clarias macrocephalus) vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An" do kỹ sư Phạm Thanh Dung làm chủ nhiệm đề tài, phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
Sau thời gian thử nghiệm nuôi cá trê vàng bằng cách dùng kích dục tố là HCG + não thùy để kích thích cá sinh sản mang lại kết quả khả quan. Với 30kg cá cái, sau quá trình sản xuất có 95% tỷ lệ cá tham gia sinh sản. Số lượng trứng thu được trên 2,2kg, sức sinh sản tương đối 42.000 trứng/kg cá cái. Đặc biệt, tỷ lệ trứng thụ tinh 67,6%, trứng nở khoảng 85%, cá bột thu được trên 500.000 con, đạt trên 85%.
Việc nghiên cứu thành công mô hình sản xuất giống và nuôi cá trê vàng thương phẩm sẽ giúp nông dân có thêm đối tượng nuôi mới để lựa chọn cho mô hình nuôi của mình, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần đa dạng hóa giống loài vật nuôi. Đồng thời, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, duy trì nòi giống, tránh nguy cơ tuyệt chủng.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 30-8-2013 tại Cảng cá Tắc Cậu (xã Bình An, huyện Châu Thành), Tổng cục Thuỷ sản Bộ NN&PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh, Sở NN&PTNT Kiên Giang và Hội Nghề cá TP. Rạch Giá trao giấy phép cho hai doanh nghiệp thuỷ sản đưa 08 tàu đánh cá đi khai thác trên ngư trường Indonesia.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông Khuyến lâm Núi Thành triển khai thực hiện mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, cá điêu hồng trong ao nước lợ tại hai hộ ông Hồ Đình Đồng và ông Trần Quang Linh ở thôn Phú Tân, xã Tam Xuân 1 trên diện tích 1,1 ha.

Theo đó, Vụ Nuôi trồng thủy sản cần bám sát tình hình sản xuất của các địa phương, cùng địa phương điều chỉnh mùa vụ cho hợp lý, đẩy mạnh nghiên cứu dịch bệnh, thú y, quan trắc, cảnh báo và phát hiện sớm các dịch bệnh để xử lý...

Ông Mai Tấn Phước (ngụ khóm Thới An A, phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, An Giang) cho biết, gia đình ông đang nuôi 8.000 con cá lóc giống bằng thức ăn công nghiệp trong 4 bể ny-lon (tổng diện tích 62 m2).

Mới đây, qua kết quả khảo sát thực địa của PGS Tiến sĩ Võ Văn Phú, Khoa Sinh học Đại học Khoa học Huế cho thấy rằng, nguồn chim yến tự nhiên ở vùng Huế không thua kém các tỉnh duyên hải phía Nam.