Sinh Sản Nhân Tạo Cá Trê Vàng Thành Công

Hiện nay, cá trê vàng là loài cá được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Long An ưa thích, nhưng phong trào nuôi chưa tương xứng so với tiềm năng sẵn có của tỉnh. Trước nguồn cá trê vàng ngoài tự nhiên ngày càng giảm,
Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học & Công nghệ Long An tận dụng những ưu thế về điều kiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học "Phát triển mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê vàng (Clarias macrocephalus) vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An" do kỹ sư Phạm Thanh Dung làm chủ nhiệm đề tài, phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
Sau thời gian thử nghiệm nuôi cá trê vàng bằng cách dùng kích dục tố là HCG + não thùy để kích thích cá sinh sản mang lại kết quả khả quan. Với 30kg cá cái, sau quá trình sản xuất có 95% tỷ lệ cá tham gia sinh sản. Số lượng trứng thu được trên 2,2kg, sức sinh sản tương đối 42.000 trứng/kg cá cái. Đặc biệt, tỷ lệ trứng thụ tinh 67,6%, trứng nở khoảng 85%, cá bột thu được trên 500.000 con, đạt trên 85%.
Việc nghiên cứu thành công mô hình sản xuất giống và nuôi cá trê vàng thương phẩm sẽ giúp nông dân có thêm đối tượng nuôi mới để lựa chọn cho mô hình nuôi của mình, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần đa dạng hóa giống loài vật nuôi. Đồng thời, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, duy trì nòi giống, tránh nguy cơ tuyệt chủng.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua hưởng ứng cuộc vận động “cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” (NTM) huyện Phù Ninh đã tích cực triển khai thực hiện ở 18/18 xã, ưu tiên bố trí các nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Vùng sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP được thành phố quy hoạch đến năm 2017 có quy mô tối thiểu 50 ha trên địa bàn 4 xã Nghi Ân, Nghi Liên, Nghi Kim và Hưng Đông; mang lại thu nhập tối thiểu 150 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, người dân đang lúng túng với mô hình sản xuất này.

Chiều qua 12.6, ông Lê Hữu Châu - Phó phòng NN&PTNT Quế Sơn cho biết, do nắng nóng trên diện rộng, hàng loạt hồ chứa và đập dâng cạn kiệt nước nên hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 300ha lúa hè thu đang trong giai đoạn mạ non bị khô hạn nghiêm trọng.

Theo Bộ NN-PTNT, với quy định này, ngư dân có thể đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần. Khi vay vốn, ngư dân có thể thế chấp bằng tàu đóng mới, tàu cải hoán, tàu nâng cấp để đảm bảo vốn vay.

Năm 2013, tỉnh Cà Mau bắt tay triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống, Đề án được kỳ vọng sẽ tạo được nguồn giống đủ lớn nhắm đáp ứng nhu cầu nuôi tôm trong tỉnh.