Sinh Nhai Từ Lá Gòn

Công việc chặt và phơi lá gòn đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân sống tại ấp An Phong, xã Định An, huyện Lấp Vò.
Nhánh gòn được bà con thu mua về từ nhiều nơi, tách lấy lá phơi khoảng 1 tuần thì khô, sau đó, đóng thành bao và vận chuyển đến các đầu mối để chế biến thành bột, dùng làm nhang và thức ăn cho cá.
Bà Nguyễn Thị Nưng đã gắn bó với nghề này gần 20 năm cho biết, vì gia đình không có đất trồng trọt, trước đây vợ chồng bà thường đi làm mướn nhiều việc như cắt lúa, dệt chiếu...
Từ ngày gắn bó với công việc chặt và phơi lá gòn, cuộc sống gia đình cũng có phần ổn định hơn. Một kg lá gòn khô có giá bán khoảng 5 nghìn đồng, mỗi lần vận chuyển đi bán khoảng vài trăm ký.
Có thể bạn quan tâm

Từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo của tỉnh Kon Tum đã dần thoát ra khỏi nếp nghĩ, cách làm cố hữu.

Tiếp tục chương trình “Ngân hàng bò” FrieslandCampina Việt Nam thực hiện việc trao tặng 50 con bò cho các hộ nông dân nghèo tại thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa tỉnh Long An.

Sở NNPTNT Đăk Lăk vừa giới thiệu về Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSat), do Ngân hàng Thế giới tài trợ, thực hiện từ 2015 - 2020.

Một số tiểu thương kinh doanh khoai tây Trung Quốc tại Chợ nông sản Đà Lạt, phường 11, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) bức xúc trước việc Ban quản lý chợ không cho phép đưa khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt.

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, khối lượng xuất khẩu cao su 9 tháng năm 2015 ước đạt 760.000 tấn, trị giá đạt 1,09 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2014, lượng xuất khẩu tăng 9,5% nhưng giá trị giảm 11,6%.