Siêu trang trại độc đáo đất cố đô toàn con đặc sản

Hiện tại, với hơn 3ha, trang trại của ông Miền đưa ra thị trường trên 5 vạn vịt giống và 20.000 vịt trời thương phẩm mỗi năm.
Cùng với đó, trang trại của ông cũng là nơi độc quyền bán, và cung cấp 3 giống lợn siêu (lợn siêu Đại Mạch, Bỉ và Duroc (Đài Loan) lớn nhất, nhì trong tỉnh, trong đó gồm cả lợn nái và lợn đực giống, hàng trăm con/năm…
Hơn thế nữa, trang trại của ông Miền còn là nơn cung cấp nuôi vỗ béo bò thương phẩm và bò giống.
Ông Miền cho biết, có thời điểm gia đình ông nuôi hàng trăm con bò, nhưng việc mở các trang trại nuôi bò vệ tinh tại các tỉnh đã không chỉ giúp hàng chục hộ dân có cơ hội thoát nghèo.
Trong đó, không ít hộ, nhờ ông giúp đã vươn lên làm giàu có thu nhập hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng/năm.
Ví như hộ Phạm Văn Vũ ở huyện Nho Quan (Ninh Bình), hộ Đinh Văn Tường ở thị trấn Yên Thịnh (Yên Mô)….
Trên diện tích hơn 3ha đất từng một thời hoang vu, gia đình ông Phan Văn Miền đã khai hoang, xây dựng thành một “siêu trang trại” cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Việc thuần hóa và nhân nuôi thành công vịt trời, xuất bán ra thị trường trên 5 vạn con giống và 20.000 vịt thương phẩm đã giúp ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Là người đầu tiên đưa gà Đông Tảo về nuôi tại tỉnh, hiện ông Miền đã nhân nuôi và luyện được hàng chục con gà quý hiếm có giá tiền từ trên dưới 30 triệu đồng/con.
“Thời gian đầu đưa gà về nuôi, cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng mình chịu khó học hỏi kỹ thuật nuôi qua các kênh sách vở và hỏi chuyên gia về gà, và kinh nghiệm nuôi nhiều năm đã rút ra được bí quyết luyện thành công giống gà quý hiếm tiến vua ở Việt Nam” – ông Miền chia sẻ.
Ông Miền (phải) đang trao đổi kinh nghiệm nuôi gà quý Đông Tảo với khách mua.
Hiện ông Miền đang có 26 trang trại vệ tinh nuôi bò giống và thịt tại các xã, huyện trong và ngoài tỉnh, phần lớn các hộ được ông chọn đều có xuất phát từ nghèo khó, đến nay qua nhiều năm nuôi cho ông đã vươn lên có thu nhập khá trở lên.
(ông Miền đang kiểm tra sức khỏe cho bò tại trang trại vệ tinh Đồng Thị Quyên ở thị trấn Yên Thịnh, Ninh Bình).
Ngoài công việc quản lý, điều hành trang trại, trả lương cho gần 10 công nhân (khoảng trên dưới 4 triệu đồng/người/tháng), và giúp các hộ dân trong tỉnh làm giàu, vợ chồng ông cũng có một cuộc sống gia đình rất viên mãn, các con ông đều được ăn học thành đạt, và đã lập gia đình.(hình ảnh: Hai vợ chồng ông Miền đang chơi đùa với gia đình người con gái cả)
“Tổng các nguồn thu của tôi cũng lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm, nhưng việc mình giúp được nhiều nông dân trong tỉnh thoát nghèo, tự tin vươn lên làm giàu cảm thấy tâm đắc và vui mừng hơn cả” – ông Miền chia sẻ.
Theo sát và cảm nhận của chúng tôi khi vào thăm trang trại không hề thấy xuất hiện mùi hôi thối từ các nguồn phân thải của vật nuôi giống như các trang trại khác.
Ông Miền cho rằng, đây cũng chính là một trong những bí quyết tạo nên thành công cho gia đình.
“Mọi người phân thải của lợn, gà, vịt…, và việc phòng bệnh cho vật nuôi đều được làm theo quy trình khép kín và xử lý bằng hầm biogas, đảm bảo cho đàn vật nuôi sống khỏe, và phát triển tốt theo ý muốn” – ông Miền tiết lộ.
Bạn đọc muốn liên hệ xin tư vấn kỹ thuật hoặc mua vịt trời, lợn giống và thương phẩm liên hệ với ông Phan Văn Miền qua số điện thoại: 0904507095
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi từ mô hình nuôi con năng suất thấp sang mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội đã triển khai thành công mô hình thí điểm nuôi cá chép lai cho năng suất cao.

Ngay đầu vụ nuôi năm 2014, tình hình dịch bệnh trên các hồ tôm ở Phú Yên nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ nuôi. Riêng ông Lê Thanh Hải ở thôn Thọ Lâm, xã Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa), nhờ áp dụng công nghệ sinh học Semi Biofloc vào nuôi tôm nên mang lại kết quả cao, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Nuôi ong lấy mật là nghề không còn xa lạ đối với người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nhiều hộ dân trong tỉnh chủ yếu nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, một số hộ dân đã biết tận dụng diện tích vườn đồi, rừng và trang trại để phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao.

Đại Từ được coi là “vựa chè” của tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích chè cho thu hoạch hơn 6.000 ha, chiếm 1/3 diện tích của tỉnh Thái Nguyên, và là huyện có diện tích chè đứng thứ hai so với cả nước, chỉ sau huyện Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng.

Trái dừa xiêm sau khi hái xuống được gọt sạch và xử lý bằng tia laser với nắp khui cắm vào vỏ quả dừa, khi uống chỉ việc bật nắp như bật lon nước ngọt.