Siêu trang trại độc đáo đất cố đô toàn con đặc sản

Hiện tại, với hơn 3ha, trang trại của ông Miền đưa ra thị trường trên 5 vạn vịt giống và 20.000 vịt trời thương phẩm mỗi năm.
Cùng với đó, trang trại của ông cũng là nơi độc quyền bán, và cung cấp 3 giống lợn siêu (lợn siêu Đại Mạch, Bỉ và Duroc (Đài Loan) lớn nhất, nhì trong tỉnh, trong đó gồm cả lợn nái và lợn đực giống, hàng trăm con/năm…
Hơn thế nữa, trang trại của ông Miền còn là nơn cung cấp nuôi vỗ béo bò thương phẩm và bò giống.
Ông Miền cho biết, có thời điểm gia đình ông nuôi hàng trăm con bò, nhưng việc mở các trang trại nuôi bò vệ tinh tại các tỉnh đã không chỉ giúp hàng chục hộ dân có cơ hội thoát nghèo.
Trong đó, không ít hộ, nhờ ông giúp đã vươn lên làm giàu có thu nhập hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng/năm.
Ví như hộ Phạm Văn Vũ ở huyện Nho Quan (Ninh Bình), hộ Đinh Văn Tường ở thị trấn Yên Thịnh (Yên Mô)….
Trên diện tích hơn 3ha đất từng một thời hoang vu, gia đình ông Phan Văn Miền đã khai hoang, xây dựng thành một “siêu trang trại” cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Việc thuần hóa và nhân nuôi thành công vịt trời, xuất bán ra thị trường trên 5 vạn con giống và 20.000 vịt thương phẩm đã giúp ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Là người đầu tiên đưa gà Đông Tảo về nuôi tại tỉnh, hiện ông Miền đã nhân nuôi và luyện được hàng chục con gà quý hiếm có giá tiền từ trên dưới 30 triệu đồng/con.
“Thời gian đầu đưa gà về nuôi, cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng mình chịu khó học hỏi kỹ thuật nuôi qua các kênh sách vở và hỏi chuyên gia về gà, và kinh nghiệm nuôi nhiều năm đã rút ra được bí quyết luyện thành công giống gà quý hiếm tiến vua ở Việt Nam” – ông Miền chia sẻ.
Ông Miền (phải) đang trao đổi kinh nghiệm nuôi gà quý Đông Tảo với khách mua.
Hiện ông Miền đang có 26 trang trại vệ tinh nuôi bò giống và thịt tại các xã, huyện trong và ngoài tỉnh, phần lớn các hộ được ông chọn đều có xuất phát từ nghèo khó, đến nay qua nhiều năm nuôi cho ông đã vươn lên có thu nhập khá trở lên.
(ông Miền đang kiểm tra sức khỏe cho bò tại trang trại vệ tinh Đồng Thị Quyên ở thị trấn Yên Thịnh, Ninh Bình).
Ngoài công việc quản lý, điều hành trang trại, trả lương cho gần 10 công nhân (khoảng trên dưới 4 triệu đồng/người/tháng), và giúp các hộ dân trong tỉnh làm giàu, vợ chồng ông cũng có một cuộc sống gia đình rất viên mãn, các con ông đều được ăn học thành đạt, và đã lập gia đình.(hình ảnh: Hai vợ chồng ông Miền đang chơi đùa với gia đình người con gái cả)
“Tổng các nguồn thu của tôi cũng lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm, nhưng việc mình giúp được nhiều nông dân trong tỉnh thoát nghèo, tự tin vươn lên làm giàu cảm thấy tâm đắc và vui mừng hơn cả” – ông Miền chia sẻ.
Theo sát và cảm nhận của chúng tôi khi vào thăm trang trại không hề thấy xuất hiện mùi hôi thối từ các nguồn phân thải của vật nuôi giống như các trang trại khác.
Ông Miền cho rằng, đây cũng chính là một trong những bí quyết tạo nên thành công cho gia đình.
“Mọi người phân thải của lợn, gà, vịt…, và việc phòng bệnh cho vật nuôi đều được làm theo quy trình khép kín và xử lý bằng hầm biogas, đảm bảo cho đàn vật nuôi sống khỏe, và phát triển tốt theo ý muốn” – ông Miền tiết lộ.
Bạn đọc muốn liên hệ xin tư vấn kỹ thuật hoặc mua vịt trời, lợn giống và thương phẩm liên hệ với ông Phan Văn Miền qua số điện thoại: 0904507095
Có thể bạn quan tâm

Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.

Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia trong chuỗi từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ với tinh thần chung là sẽ tập trung nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngành cá ngừ, tạo ra liên kết chặt chẽ theo chuỗi giữa các khâu, đảm bảo giá trị kinh tế.

Mức giá hồ tiêu đầu năm 2014 tưởng được coi là kỷ lục với 145 ngàn/kg, nhưng đến tháng 7 còn lên tới 190 ngàn/kg. Giá tiêu càng hấp dẫn, nhiều nhà vườn càng chạy đua trồng tiêu.

Nếu lấy mốc thời gian năm 1996 (thời điểm Công ty Agifish xuất khẩu container cá basa đầu tiên vào thị trường Mỹ) để đề cập đến quá trình phát triển của một sản phẩm quốc gia thì đến nay, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đã “ngót nghét” gần 20 năm. Trong quãng thời gian ấy, có hàng chục ngàn người làm giàu một cách nhanh chóng, nhà máy chế biến thủy sản ra đời như “nấm mọc sau mưa”.

Từ chỗ toàn ngành chỉ XK được 11 triệu USD, không đủ cho việc nhập vật tư thiết bị cho SX trong nước, đến nay đã XK khoảng 6,5 tỷ USD; từ chỗ cả ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản chỉ cung cấp được 600.000 tấn thủy hải sản cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, đến nay đã SX trên 3 triệu tấn.