Siêu Lúa Lai Trung Quốc Năng Suất Gần 14 Tấn/ha

Ngành nông nghiệp Trung Quốc vừa chính thức ghi nhận đã thiết lập kỷ lục thế giới mới về năng suất lúa lai khi đạt mốc 926,6 kg/mu, tức 13,899 tấn/ha.
Giống lúa lai mới này được các nhà khoa học đặt tên là DH2525 thế hệ mới được trồng thử nghiệm tại huyện Longhui, tỉnh Hồ Nam. Tại buổi họp báo do Viện Hàn lâm Nông nghiệp Hồ Nam tổ chức hôm 19/9, các nhà khoa học cho biết đã thu hoạch 3 trong số 18 thửa trong tổng số 107,9 mu (1 mu tương đương 0,0667 ha) vào hôm 18/9 và ghi nhận năng suất kỷ lục đối với giống lúa lai mới. Tuy nhiên nhà khoa học Cheng Shihua, trưởng nhóm nghiên cứu vẫn kỳ vọng, kỷ lục mới này sẽ tiếp tục bị phá bởi vẫn còn khoảng 100 mu chưa thu hoạch và đề tài còn tiếp tục kéo dài đến sang năm.
Dòng lúa lai DH2525 được “cha đẻ lúa lai” - giáo sư Viên Long Bình khai sinh và lai tạo thành công và từng đạt năng suất 700 kg và 800 kg/mu vào các năm 1999 và 2005, được ghi nhận kỷ lục thế giới về năng suất vào hai thời điểm đó. Sau đó các nhà khoa học kế cận thế hệ giáo sư Viên Long Bình tiếp tục sử dụng các biện pháp canh tác mới cùng với bón phân thế hệ mới để cải thiện năng suất.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, bước đột phá này không những giúp cải thiện an ninh lương thực tại quốc gia đông dân số nhất thế giới mà còn giúp nông dân Trung Quốc có quỹ đất dự phòng để chuyển đổi sang các mô hình canh tác mới trong điều kiện nguồn tài nguyên nước ngày một khó khăn do biến đổi khí hậu.
Thống kê của Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc, hiện thế giới còn trên 1 tỷ người thiếu đói và suy dinh dưỡng và để bù đắp thiếu hụt này cần phải tiếp tục tăng tổng sản lượng ngũ cốc từ nay đến năm 2030.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện mô hình liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp trong việc sản xuất lúa Nhật, nhiều nông dân phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên - An Giang) đã cải thiện kinh tế gia đình và vươn lên khá giả. Hàng năm, Tổ hợp tác sản xuất lúa Nhật cung cấp cho công ty thu mua hơn 500 tấn lúa giống và thương phẩm, thu về lợi nhuận trên 4,5 tỷ đồng.

Thời gian gần đây, khi rộ lên thông tin dịch cúm A (H5N1) bùng phát trên một đàn yến nuôi ở TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), không chỉ những người nuôi yến mà nhiều người dân đang “chung sống” với những ngôi nhà yến ở tỉnh Bình Định cũng đang thấp thỏm lo lắng…

Từ cuối tháng 3 đến nay, do trời nắng nóng nên giá dừa uống nước tăng cao, từ 60.000 đồng/chục (12 trái) lên 90.000 đồng. Dì Ba Thành ngụ ấp Bình Phong (Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang) phấn khởi cho biết: Với giá dừa này, 1,5 công dừa của tôi hiện cho trái, mỗi tháng thu hoạch được khoảng 3 triệu đồng bằng lợi nhuận làm ra từ 4 công lúa suốt hơn 3 tháng trời vất vả.

Mặc dù đang trong thời gian “giới nghiêm” cấm bẫy tôm hùm con của UBND tỉnh Bình Thuận. Nhưng tại một số nơi như: xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam); phường Mũi Né, TP.Phan Thiết… tình trạng thả lưới bẫy tôm hùm con vẫn diễn ra.

Ngày 17/4, Bộ NNPTNT sẽ họp để xây dựng Thông tư quy định tạm thời về quản lý hoạt động nuôi chim yến nhằm đối phó ngay với việc phát hiện vi rút cúm A/H5N1 trên đàn chim yến tại Ninh Thuận, ngăn ngừa nguy cơ phát tán dịch.