Siêu lãi nhờ làm lúa siêu sạch

Lão nông Nguyễn Văn Lực (xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú) được xem là nông dân đầu tiên dám “cả gan” làm lúa không phun thuốc trừ sâu. “Hồi đó, cách đây 10 năm, khi nghe nói về chuyện làm lúa không phun thuốc trừ sâu, các lão nông đều phán một câu xanh rờn: Xịt đủ thứ thuốc còn không có ăn, không thuốc trừ sâu có mà húp… cháo” – ông Lực kể. Chỉ sau vài vụ đầu phá huề (vì chưa có kinh nghiệm), những vụ kế tiếp ông Lực bắt đầu có lãi. Đặc biệt, khi giá lúa rớt sâu thì cách làm của ông càng phát huy hiệu quả vì không phải tốn tiền mua thuốc nên hạ được giá thành.
“Ngay cả khi lúa rớt 4.300 đồng/kg tôi vẫn có lãi cao. Vụ đông xuân vừa rồi, vì không sử dụng thuốc trừ sâu nên tính ra 1ha chỉ tốn chi phí hơn 14 triệu đồng; 8 tấn lúa thu hoạch bán được gần 35 triệu đồng, lời trên 20 triệu” – ông Lực hạch toán.Ông Mai Văn Bộ - Trưởng Phòng NNPTNT huyện An Phú cho biết: “Bước đầu những nông dân này thực hiện mô hình trên cơ sở áp dụng Chương trình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), “1 phải 5 giảm” mà họ được ngành nông nghiệp hướng dẫn.
Cách làm của ông Lực thực chất là trừ sâu, rầy bằng phương pháp sử dụng thiên địch”. Từ vài công thử nghiệm ban đầu, rồi tăng lên vài ha, cho đến hiện nay ông Lực đã thực hiện cách làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu trên toàn bộ diện tích hơn 7,5ha đất lúa của mình.
Giá bán cao
"Không phun thuốc trừ sâu, rầy là để bảo vệ thiên địch có ích. Thiên địch khống chế được dịch hại như: Sâu cuốn lá, rầy nâu, nhện gié... rất hiệu quả”. |
Từ khi giá lúa rớt thấp và luôn bấp bênh trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà nông làm theo mô hình của ông Lực. “Thấy phương thức sản xuất không thuốc trừ sâu mang lại hiệu quả cao, từ đó tôi mạnh dạn chuyển toàn bộ hơn 11ha lúa làm theo mô hình này, chuyển đổi sang mô hình mới 1ha tiết kiệm gần 10 triệu đồng tiền phun thuốc, đầu ra lại ổn định” – ông La Văn Tùng ngụ cùng địa phương phấn khởi cho hay.Với cách làm hiệu quả trên, không chỉ nông dân lân cận, nhiều người ở ngoài xã và cả ngoài huyện An Phú đã tìm đến tham quan, học hỏi mô hình của ông Lực.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Mai Văn Bộ thông tin: “Huyện đã và đang nhân rộng mô hình làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy. Đến nay đã có trên dưới 50 nông dân trong huyện tham gia với tổng diện tích trên 400ha. Điều quan trọng là nhiều công ty đã đến đặc hàng những nông dân làm lúa không thuốc trừ sâu. Lúa sản xuất theo cách này cũng đang có giá nhỉnh hơn lúa khác từ 50 - 100 đồng/kg”.
“Dự kiến, sang năm 2016 chúng tôi sẽ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu của bà con nhà nông tham gia mô hình. Lập thành vùng và có quy hoạch cụ thể, ký kết đầu tư để nâng cao thêm chuỗi giá trị sản phẩm, ổn định đầu ra, tăng thêm lợi nhuận cho bà con” – ông Bộ cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đầu diện tích đã và đang là đòi hỏi mà ngay cả ngành quản lý đến người sản xuất cần thực hiện.

Trên cở sở học tập kinh nghiệm từ mô hình đã cho hiệu quả tại tỉnh Bình Thuận, Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải đã triển khai thí điểm mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Xuân Hải. Tuy bước đầu được trồng thí điểm trên diện tích 3 sào với 5 hộ tham gia, thế nhưng do hiệu quả cao hơn so với cây trồng khác nên thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người dân địa phương.

Năm 2000 tổ hợp tác góp vốn làm ăn tập thể theo khả năng của từng hộ, vì vốn ít, sản xuất muối bình thường nên nguồn thu không cao. Năm 2010 Tổ hợp tác xã Hiệp Phát với 8 thành viên tham gia góp hơn 4 tỉ đồng để sản xuất 8 ha muối trải bạt.

Một ngày giữa tháng 8, chúng tôi đến thăm Câu lạc bộ trồng táo xã Nhơn Hải (Ninh Hải). Với nụ cười rạng rỡ, tay bắt mặt mừng, ông Nguyễn Phế, Chủ nhiệm CLB lại thông báo thêm một tin vui: “Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, ngày 9-8 vừa qua, chúng tôi đã thành lập HTX trồng táo Mỹ Khánh, với sự tham gia của 20 xã viên vốn là các thành viên của CLB trồng táo trước đây, với tổng diện tích trồng táo là 13 ha”.

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.