Siết chặt quản lý sản xuất kinh doanh giống cây trồng

Ngày 29/10, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị Triển khai công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng trên địa bàn TP Hà Nội.
Sản xuất thử nghiệm giống lúa mới vụ Mùa 2015 tại huyện Phúc Thọ
Theo Sở NN&PTNT, hiện nay toàn TP có 116 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
Tính đến hết tháng 9/2015, Sở đã tiến hành kiểm tra 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, xử phạt hành chính 1 cơ sở với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bên cạnh đó, công tác khảo nghiệm sản xuất giống cây trồng được tăng cường.
Mỗi vụ khảo nghiệm, thử nghiệm từ 20 - 25 lượt giống cây trồng các loại.
Về cây lúa, hàng năm, Sở đề xuất được 2 - 3 giống lúa có triển vọng về khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống chịu với sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt để đưa vào mở rộng diện tích sản xuất.
Chỉ tính riêng trong năm 2015, Sở NN&PTNT đã lựa chọn được 4 giống lúa triển vọng: MB68, ĐB18, HN6, Sơn Lâm 1.
Về cây màu, Sở đã tiến hành phục tráng, làm thuần giống đậu tương DT84, giống lạc L14; Sản xuất được 1,35 tấn giống khoai tây Solara (đã được cấp xác nhận); Sản xuất đậu tương giống vụ Hè thu với diện tích 210ha.
Ông Đào Duy Tâm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, để quản lý tốt về giống cây trồng trên địa bàn TP, Sở đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất thử các giống cây trồng mới; kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không tuân thủ quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giống cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Bổ sung nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá, tạo sinh kế cho bà con ngư dân, Chi hội nghề cá Hà Giang (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế) vừa tự nguyện góp tiền thả 3 tạ cá dìa, kích cỡ 2cm ra đầm phá.

Ông Đinh Như Trực (58 tuổi), ở thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, là người đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế nuôi ếch trong lồng lưới.

Dù đã trải qua nhiều thăng trầm, song qua thời gian, mô hình luân canh tôm - lúa đã thể hiện nhiều ưu thế phù hợp với xu thế phát triển chung; nhất là tạo ra sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Năm 2012, toàn tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nề do nạn tôm chết trên diện rộng. Diện tích tôm bị chết lên đến gần 24.000 ha, chiếm hơn 56% diện tích thả nuôi, trong đó chủ yếu là tôm sú. Đa số diện tích nuôi tôm sú bị chết là do bị bệnh đốm trắng và hoại tử dưới vỏ. Chính vì vậy, vụ nuôi tôm 2013 này, bà con nông dân đã cạn kiệt vốn, không còn khả năng đầu tư mới. Cho đến giữa tháng 5/2013 mà diện tích nuôi tôm mới đạt 20% kế hoạch. Ngành thủy sản đã đúc kết mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng để phổ biến cho bà con nông dân xem đó là cứu cánh cho vùng nuôi tôm Sóc Trăng.

Dự án sản xuất phát triển kinh tế hộ được triển khai đến các hộ nghèo trên địa bàn xã Bình Đức (Châu Thành - Tiền Giang), từ tháng 8-2012 đến tháng 8-2013 với sự tham gia của 20 hộ. Đây là những hộ khó khăn, không có nhiều đất cũng như vốn sản xuất nhưng chăm chỉ làm ăn và mong muốn thoát nghèo.