Siết chặt quản lý sản xuất kinh doanh giống cây trồng

Ngày 29/10, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị Triển khai công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng trên địa bàn TP Hà Nội.
Sản xuất thử nghiệm giống lúa mới vụ Mùa 2015 tại huyện Phúc Thọ
Theo Sở NN&PTNT, hiện nay toàn TP có 116 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
Tính đến hết tháng 9/2015, Sở đã tiến hành kiểm tra 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, xử phạt hành chính 1 cơ sở với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bên cạnh đó, công tác khảo nghiệm sản xuất giống cây trồng được tăng cường.
Mỗi vụ khảo nghiệm, thử nghiệm từ 20 - 25 lượt giống cây trồng các loại.
Về cây lúa, hàng năm, Sở đề xuất được 2 - 3 giống lúa có triển vọng về khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống chịu với sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt để đưa vào mở rộng diện tích sản xuất.
Chỉ tính riêng trong năm 2015, Sở NN&PTNT đã lựa chọn được 4 giống lúa triển vọng: MB68, ĐB18, HN6, Sơn Lâm 1.
Về cây màu, Sở đã tiến hành phục tráng, làm thuần giống đậu tương DT84, giống lạc L14; Sản xuất được 1,35 tấn giống khoai tây Solara (đã được cấp xác nhận); Sản xuất đậu tương giống vụ Hè thu với diện tích 210ha.
Ông Đào Duy Tâm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, để quản lý tốt về giống cây trồng trên địa bàn TP, Sở đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất thử các giống cây trồng mới; kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không tuân thủ quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giống cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Nhìn những quả na dai to đều, nặng trĩu khắp các cành cao, cành thấp mới cảm nhận được nỗ lực chịu thương, chịu khó học hỏi không ngừng của vợ chồng anh Nguyễn Văn Thuyết để có được những bí quyết hay và thành quả của ngày hôm nay.

Đây là mô hình nằm trong chương trình Đề án về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng nhằm mục tiêu tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp người nuôi từng bước tiếp cận với phương thức sản xuất mới từ đó nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Cá chày mắt đỏ là một trong những loài cá bản địa sống ở các sông, hồ tự nhiên khu vực phía Bắc, đến nay trở nên quý hiếm do sản lượng ngày càng suy kiệt. Việc nhân giống cá chày mắt đỏ và phổ biến quy trình nhân giống có ý nghĩa lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học tự nhiên, đồng thời gợi mở cho các hộ nuôi trồng thủy sản một hướng phát triển kinh tế tiềm năng.

Nằm ở lưu vực sông Sêrêpôk đoạn qua xã Ea Na, huyện Krông Ana, nơi nối liền hai huyện Krông Ana (tỉnh Dak Lak) và huyện Krông Nô (tỉnh Dak Nông) có một trang trại cá diêu hồng, với sản lượng cá xuất ra hàng ngày lên tới 3-5 tấn. Vì nằm trên cồn, biệt lập với đất liền nên người dân quanh vùng đặt tên cho nơi này là "đảo cá".

Sau hơn ba năm triển khai thí điểm, đến nay, mô hình bảo hiểm nông nghiệp, trong đó có nghề nuôi tôm, đang từng bước đi vào đời sống, trở thành tấm lá chắn cho người nông dân trước những rủi ro, biến động trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải được tháo gỡ.