Siết Chặt Kiểm Soát Thú Y

Càng gần Tết Nguyên đán, tình hình buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm càng gia tăng dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn lây lan dịch bệnh. Bởi vậy, vấn đề siết chặt kiểm soát thú y đang được ngành thú y Hà Nội quan tâm triển khai.
Chưa hết lo ngạiNăm 2014, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng trên địa bàn Hà Nội vẫn cơ bản được kiểm soát. Đặc biệt, trong năm, Hà Nội không xảy ra ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm như dịch tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của Chi cục Thú y Hà Nội, năng lực quản lý của một số Trưởng ban Thú y ở cơ sở còn hạn chế. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm phòng vaccine của toàn TP đạt yêu cầu, song không đồng đều giữa các cơ sở. Ông Đỗ Phú Sơn - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thú y Hà Nội chi biết, việc quản lý kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y còn nhiều hạn chế, nhất là tại khu vực ngoại thành.
Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về ATTP tại nhiều địa bàn không được thực hiện nghiêm túc, tình trạng bán gà lông ở khu vực nội thành chưa được xử lý dứt điểm. Thực phẩm không rõ nguồn gốc được xé lẻ từ các tỉnh đưa về Hà Nội gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác kiểm soát và quản lý.
Theo ông Bùi Thiện Sơn – Trạm trưởng Trạm Thú y quận Bắc Từ Liêm, chủ trương của quận là không khuyến khích chăn nuôi nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn phổ biến trong các khu dân cư. Tại thời điểm thành lập quận, trên địa bàn còn tồn tại 4 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ và 70 điểm kinh doanh gia cầm lông. Với sự vào cuộc quyết liệt, đến nay, quận đã xử lý chấm dứt 3 cơ sở kinh doanh, giết mổ lợn và 27 cơ sở kinh doanh, giết mổ gia cầm lông.
Nâng trách nhiệm từ cơ sở
Hà Nội có dân số đông, nhu cầu sử dụng thực phẩm lớn, trong khi chỉ tự cung tự cấp được khoảng 60 – 65%, số còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành và từ nước ngoài.
Hiện tượng vận chuyển, buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch vẫn diễn ra không những gây mất ATTP mà còn ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi của TP. Đặc biệt, mối lo ngại càng gia tăng trong thời điểm Tết Nguyên đán sắp tới gần khi nhu cầu tiêu dùng ba mặt hàng thịt lợn, thịt gà, thủy hải sản được dự báo là tăng mạnh.
Đại diện Trạm Thú y Đông Anh cho biết, trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ và sông Cà Lồ chạy qua nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh lớn. Bởi vậy, Trạm đã chỉ đạo Ban Chăn nuôi thú y cơ sở giám sát tốt, phát hiện kịp thời dịch bệnh để xử lý.
Để giám sát tốt dịch bệnh, theo Chi cục Thú y, từ nay đến Tết Nguyên đán và trong cả năm 2015, Chi cục tăng cường thanh tra, kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có trách nhiệm của các Trạm thú y, Ban Chăn nuôi thú y xã, phường, thị trấn. Đồng thời xây dựng quy trình phòng, chống dịch trên đàn gia súc gia cầm và hướng dẫn việc quản lý, giám sát dịch bệnh ở huyện, thị xã nhằm phát hiện kịp thời, chủ động khống chế không để dịch lây lan rộng.
Ông Nguyễn Huy Đăng – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cũng cho rằng, mặc dù đang kiểm soát tốt song thời gian tới, Chi cục Thú y vẫn cần nâng cao dự báo tình hình dịch bệnh. Đồng thời, tổ chức nghiêm túc việc tiêm phòng vaccine cho gia súc, gia cầm, tập trung vào con giống và các vùng có nguy cơ cao.
Đặc biệt, cần thực hiện chặt chẽ kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào TP. Thành lập các đội cơ động, phối hợp với lực lượng công an, quản lý thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các trạm kiểm dịch để làm tốt công tác kiểm soát thú y.
Trong năm 2014, Chi cục Thú y đã tổ chức 8 đợt vệ sinh tiêu độc đại trà và vệ sinh tiêu độc, khử trùng nơi có nguy cơ cao. Tổng số hóa chất sử dụng là gần 290.000 lít/kg.
Có thể bạn quan tâm

Trang trại nuôi chim, gà quý hiếm của chị Nguyễn Thị Kim Duyên, thôn Cây Quýt 1, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn, Tuyên Quang) được biết đến là một trong những mô hình.

Áp dụng giống mận (roi) tốt, chăm sóc kỹ kếp hợp nguồn nước màu mỡ của phù sa sông Hậu giúp người dân phường Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, Cần Thơ thu nhập.

Mô hình trồng sả trên cát hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cho người dân đồng thời mở ra hướng mới trong sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu.

Trong nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị trên cùng một đơn vị diện tích, nhất là đối với các địa phương ven biển, xã Vĩnh Giang

Với phương pháp trồng chanh tứ quý (4 mùa) trên gốc bưởi, anh Nguyễn Hữu Hà ở xã Tân Dân (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) thu về tiền tỷ