Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Siết Chặt Kiểm Soát Thú Y

Siết Chặt Kiểm Soát Thú Y
Ngày đăng: 20/01/2015

Càng gần Tết Nguyên đán, tình hình buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm càng gia tăng dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn lây lan dịch bệnh. Bởi vậy, vấn đề siết chặt kiểm soát thú y đang được ngành thú y Hà Nội quan tâm triển khai.

Chưa hết lo ngại

Năm 2014, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng trên địa bàn Hà Nội vẫn cơ bản được kiểm soát. Đặc biệt, trong năm, Hà Nội không xảy ra ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm như dịch tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của Chi cục Thú y Hà Nội, năng lực quản lý của một số Trưởng ban Thú y ở cơ sở còn hạn chế. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm phòng vaccine của toàn TP đạt yêu cầu, song không đồng đều giữa các cơ sở. Ông Đỗ Phú Sơn - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thú y Hà Nội chi biết, việc quản lý kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y còn nhiều hạn chế, nhất là tại khu vực ngoại thành.
Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về ATTP tại nhiều địa bàn không được thực hiện nghiêm túc, tình trạng bán gà lông ở khu vực nội thành chưa được xử lý dứt điểm. Thực phẩm không rõ nguồn gốc được xé lẻ từ các tỉnh đưa về Hà Nội gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác kiểm soát và quản lý.
Theo ông Bùi Thiện Sơn – Trạm trưởng Trạm Thú y quận Bắc Từ Liêm, chủ trương của quận là không khuyến khích chăn nuôi nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn phổ biến trong các khu dân cư. Tại thời điểm thành lập quận, trên địa bàn còn tồn tại 4 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ và 70 điểm kinh doanh gia cầm lông. Với sự vào cuộc quyết liệt, đến nay, quận đã xử lý chấm dứt 3 cơ sở kinh doanh, giết mổ lợn và 27 cơ sở kinh doanh, giết mổ gia cầm lông.
Nâng trách nhiệm từ cơ sở

Hà Nội có dân số đông, nhu cầu sử dụng thực phẩm lớn, trong khi chỉ tự cung tự cấp được khoảng 60 – 65%, số còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành và từ nước ngoài.
Hiện tượng vận chuyển, buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch vẫn diễn ra không những gây mất ATTP mà còn ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi của TP. Đặc biệt, mối lo ngại càng gia tăng trong thời điểm Tết Nguyên đán sắp tới gần khi nhu cầu tiêu dùng ba mặt hàng thịt lợn, thịt gà, thủy hải sản được dự báo là tăng mạnh.
Đại diện Trạm Thú y Đông Anh cho biết, trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ và sông Cà Lồ chạy qua nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh lớn. Bởi vậy, Trạm đã chỉ đạo Ban Chăn nuôi thú y cơ sở giám sát tốt, phát hiện kịp thời dịch bệnh để xử lý.
Để giám sát tốt dịch bệnh, theo Chi cục Thú y, từ nay đến Tết Nguyên đán và trong cả năm 2015, Chi cục tăng cường thanh tra, kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có trách nhiệm của các Trạm thú y, Ban Chăn nuôi thú y xã, phường, thị trấn. Đồng thời xây dựng quy trình phòng, chống dịch trên đàn gia súc gia cầm và hướng dẫn việc quản lý, giám sát dịch bệnh ở huyện, thị xã nhằm phát hiện kịp thời, chủ động khống chế không để dịch lây lan rộng.
Ông Nguyễn Huy Đăng – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cũng cho rằng, mặc dù đang kiểm soát tốt song thời gian tới, Chi cục Thú y vẫn cần nâng cao dự báo tình hình dịch bệnh. Đồng thời, tổ chức nghiêm túc việc tiêm phòng vaccine cho gia súc, gia cầm, tập trung vào con giống và các vùng có nguy cơ cao.
Đặc biệt, cần thực hiện chặt chẽ kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào TP. Thành lập các đội cơ động, phối hợp với lực lượng công an, quản lý thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các trạm kiểm dịch để làm tốt công tác kiểm soát thú y.
Trong năm 2014, Chi cục Thú y đã tổ chức 8 đợt vệ sinh tiêu độc đại trà và vệ sinh tiêu độc, khử trùng nơi có nguy cơ cao. Tổng số hóa chất sử dụng là gần 290.000 lít/kg.


Có thể bạn quan tâm

Mùa Mía Mới, Nỗi Lo Cũ Mùa Mía Mới, Nỗi Lo Cũ

Câu hỏi niên vụ mía đường năm nay đắng hay ngọt vẫn còn là ẩn số. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), cho biết: Quyết tâm của Hiệp hội cũng như đảng bộ, chính quyền các tỉnh, thành vùng ĐBSCL là làm sao không để nông dân bị thiệt đơn, thiệt kép trong sản xuất mía.

10/10/2014
Làm Giàu Từ Bưởi Quế Dương Làm Giàu Từ Bưởi Quế Dương

Từ cây bưởi tổ, nhiều năm nay, giống bưởi Quế Dương đã ăn sâu bén rễ ở vùng đất xã Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) với diện tích ngày một tăng, trở thành cây ăn quả có thế mạnh.

10/10/2014
Sản Lượng Trái Cây Lâu Năm Trên Địa Bàn Tỉnh Tăng Khá Trong Những Tháng Đầu Năm Sản Lượng Trái Cây Lâu Năm Trên Địa Bàn Tỉnh Tăng Khá Trong Những Tháng Đầu Năm

Theo các cơ quan chuyên môn, sau nhiều năm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, hiện nay, diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 36.676 ha, tăng 2,97% so với cùng kỳ.

10/10/2014
Anh Nguyễn Văn Mộc Bám Ruộng Rẫy Để Làm Giàu Anh Nguyễn Văn Mộc Bám Ruộng Rẫy Để Làm Giàu

Khi mới lập gia đình, anh được bên vợ cho 2.400 m2 đất sản xuất. Lúc đầu trồng lúa nhưng do thu nhập thấp nên anh chuyển sang trồng cây màu. Nhờ “có tay” trồng màu, nên anh mạnh dạn thuê 1,5 ha đất, mỗi năm trồng 4 vụ màu, chủ yếu là dưa leo và khổ qua. Nhờ được chăm sóc tốt nên các vụ rau màu đều cho năng suất cao và bán có giá.

11/10/2014
Ông Ngô Văn Chính Làm Giàu Nhờ Mô Hình VAC Ông Ngô Văn Chính Làm Giàu Nhờ Mô Hình VAC

Trở về cuộc sống đời thường, không vốn liếng, không kinh nghiệm sản xuất nhưng nhờ tinh thần chịu khó, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, nhiều cựu chiến binh (CCB) đã phát huy bản lĩnh, phẩm chất anh Bộ đội cụ Hồ, đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng. 1 trong những điển hình ấy là CCB Ngô Văn Chính, ngụ ấp Long Thới, xã Long An (huyện Châu Thành).

11/10/2014