Si Ma Cai (Lào Cai) mở rộng diện tích trồng cây tam thất lên gần 7,5 ha

Cây tam thất được người dân tự đầu tư trồng ở các xã: Sán Chải 0,9 ha, Nàn Sán 2,3 ha, Mản Thẩn 4,2 ha.
Từ cuối năm 2013, cây tam thất được người dân huyện Si Ma Cai đưa vào trồng, cây sinh trưởng và phát triển tốt, được đánh giá phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương.
Đến nay, Si Ma Cai đã có 2 hộ và 2 nhóm hộ tham gia trồng cây tam thất. Năm 2015, bằng nguồn vốn Nghị quyết 30a, huyện Si Ma Cai hỗ trợ một phần tiền giống (gần 200 triệu đồng) cho 2 nhóm hộ tham gia trồng cây tam thất tại xã Mản Thẩn, nhằm giúp người dân thử nghiệm mô hình, với mong muốn tạo ra vùng cây tam thất mang lại thu nhập cao, xóa đói, giảm nghèo.
Bên cạnh việc hỗ trợ giống, huyện Si Ma Cai đã cử cán bộ Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật trực tiếp tham gia hỗ trợ người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tam thất và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, tại các chợ dân sinh cũng như vỉa hè Thủ đô xuất hiện rất nhiều điểm kinh doanh “cam Hà Giang”. Loại cam này có đặc điểm vỏ mỏng, màu xanh hoặc xanh ngả vàng, tép cam màu vàng chanh rất bắt mắt, mọng nước và không có hạt.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong hai năm 2015 và 2016, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hẹp dần diện tích nuôi cá tra cho phù hợp với tình hình tiêu thụ trong và ngoài nước.

Thông thường, các thương nhân Trung Quốc mua gạo tại biên giới Muse và vận chuyển vào nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, việc các nhà chức trách liên tục kiểm tra và bắt giữ thương nhân Trung Quốc đã khiến các thương nhân ngừng nhập khẩu gạo từ biên giới Muse.

Tại buổi tọa đàm, GS. Nguyễn Thơ, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam, đã nêu việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân làm bộc phát dịch hại và gây nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, gây hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đến môi trường hiện đã ở mức báo động.

“Bao nhiêu năm gắn với nghề nông, tôi cảm nhận sâu sắc một điều, mặc dù là người trực tiếp làm ra hạt lúa nhưng chưa bao giờ chúng tôi có cơ hội quyết định giá sản phẩm mình làm ra. Câu chuyện “tới mùa rớt giá” đã trở thành thông lệ khiến nông dân lao đao. Từ đó tôi quyết tâm tìm một hướng đi mới cho mình, cùng bà con nông dân cải thiện thu nhập”.