Si Ma Cai khó triển khai

Ông Lưu Anh Tuấn, cán bộ Phòng NN-PTNT Si Ma Cai, phụ trách dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) Lào Cai cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do người dân thiếu vốn, dù rất hào hứng nhưng cũng đành chịu.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Si Ma Cai, những năm qua, chăn nuôi của huyện đã có bước chuyển biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tích cực.
Tổng đàn đàn gia súc gia cầm của huyện tính đến tháng 10/2015 gồm đàn trâu 9.398 con; đàn bò 3.026 con; ngựa 935 con, lợn 27.800 con, gia cầm 222.000 con.
Tổng đàn lợn của huyện có 27.800 con, trong đó lợn đen bản địa 25.020 con chiếm trên 90%, lợn F1 2.780 con chiếm 10%.
Si Ma Cai có đàn trâu với “tầm vóc” tương đối lớn so với các vùng lân cận nhưng quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ từ 1 – 3 con/hộ, phân bố đều trên toàn huyện.
Hình thức chăn nuôi chủ yếu là thả rông, cung cấp sức kéo.
Không chỉ trâu bò, ngay cả lợn gà, người dân ở đây vẫn chủ yếu chăn nuôi thả rông và tận dụng các phế phẩm nông nghiệp.
Quy mô nuôi vẫn là nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, chưa có cơ sở chăn nuôi lớn.
Hộ nuôi lợn thịt tối đa chỉ từ 20 – 30 con, lợn nái 1 – 3 con.
Theo ông Lưu Anh Tuấn, vì chăn nuôi thả rông, công tác vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế.
Vào mùa mưa, phân trâu bò ngập giày, không được dọn dẹp.
Công tác phòng trừ dịch bệnh, ý thức tiêm phòng và vệ sinh môi trường chưa thực sự được người dân quan tâm."Là huyện xa xôi nhất tỉnh, việc vận chuyển, đi lại của đơn vị cung ứng bể bị kéo dài, tốn kém.
Nhiều đơn vị cung ứng chỉ lên khảo sát hoặc trụ được thời gian ngắn cũng đành... bỏ chạy", bà Xuân chia sẻ.
Khi dự án LCASP được triển khai, người dân cũng rất hào hứng.
Huyện đã tổ chức 2 buổi truyền thông tại 2 cụm xã Si Ma Cai, Sín Chéng để tuyên truyền về chính sách hỗ trợ, lợi ích khi tham gia dự án.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm 1/10/2015 trên toàn huyện mới có 73 hộ/8 xã đăng ký thực hiện xây dựng công trình khí sinh học biogas.
Trong đó mới xây dựng được 2 bể biogas cho hai hộ dân tại xã Bản Mế và Lử Thẩn.
Ông Tuấn cho biết, không phải người dân không hào hứng tham gia, nguyên nhân là họ không có vốn xây dựng, trong khi đơn vị lắp đặt yêu cầu người dân thanh toán ngay sau khi hoàn thiện công trình.
Chính vì vậy, dự án LCASP tại Si Ma Cai đang bị “tắc”.
Huyện Si Ma Cai cũng đã đưa ra nhiều sáng kiến để “đả thông” vướng mắc này nhưng không hiệu quả.
Thời gian tới, theo ông Tuấn, biện pháp trước mắt là tiếp tục tuyên truyền người dân tham gia, đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức thức chăn nuôi, làm chuồng trại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, sẽ làm việc với các ngân hàng trên địa bàn, kết nối để người dân có thể vay vốn với lãi suất thấp nhất, đẩy nhanh tiến độ dự án.
Chia sẻ với PV về khó khăn tại Si Ma Cai, bà Đinh Thị Xuân, cán bộ kế hoạch dự án cho biết, không riêng vấn đề vốn, có rất nhiều nguyên nhân khiến dự án khó triển khai.
Thời tiết khắc nghiệt, khắp nơi là núi và đá, mưa nhiều, việc xây dựng, lắp đặt rất khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi tôm hùm tại vịnh Vũng Rô đang đứng ngồi không yên khi thời hạn di dời lồng bè nuôi tôm tại đây đã hết, trong khi đó, họ chưa biết sẽ đi đâu, về đâu.

Ngày 23/11, Sở NN&PTNT phối hợp với Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Việt Nam tổ chức Hội nghị “Kết nối doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thuỷ sản với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.

Ðầu tháng 11-2013, 2 xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Ðông, tỉnh Tiền Giang xuất hiện dịch cúm A/H5N1 trên đàn vịt. Theo bà Nguyễn Thị Mến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, ổ dịch đã được khống chế, tỉnh đang làm thủ tục công bố hết dịch.

Chị Lê Thị Nhật, chủ một trang trại heo ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, cho biết khoảng 10 ngày nay, một số thương lái đã đến thu mua loại heo trên dưới 100 kg tại trang trại của chị. Mức giá cao hơn so với bình thường từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Các thương lái này cũng hẹn sẽ quay lại gom hàng khi số heo còn lại đạt đủ trọng lượng.

Cách đây khoảng 3 năm, số tiền cám mà chị Chu Thị Hoàn, thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, đầu tư nuôi một nghìn con gà từ khi mới nở đến lúc xuất bán (khoảng 4 tháng) hết 40 triệu đồng, nhưng hiện nay đã tăng lên 70 triệu đồng. "Giá cám tăng chóng mặt, nhưng gia đình tôi vẫn phải nuôi vì trót vay vốn ngân hàng để đầu tư", chị Hoàn giãi bày.