Sẽ xử lý mạnh tay với chất tạo nạc

Tình trạng sử dụng chất tạo nạc ngày càng có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng
Theo Chỉ thị số 7285 do Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát ký ngày 7-9, về việc tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi, Bộ yêu cầu các địa phương tổ chức ngay các đoàn công tác kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt là chất salbutamol (chất tạo nạc) trên địa bàn.
Nơi tập trung kiểm tra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi, trang trại, lò mổ và các chợ.
Về việc kiểm tra ở địa phương, tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi cần lưu ý các cơ sở gia công thức ăn chăn nuôi, phối trộn các loại premix, thuốc thú y, thức ăn bổ sung. Tại các cơ sở, trang trại chăn nuôi cần kiểm tra thức ăn chăn nuôi, nhất là nước tiểu vật nuôi ở giai đoạn vỗ béo, xuất bán đối với lợn thịt và bò thịt.
Đối với các lò mổ, cần kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận, nhất là nước tiểu của các loại lợn, bò thịt trước khi đưa vào giết mổ. Các chợ cần kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận của lợn và bò thịt.
Định kỳ ngày 25 hàng tháng, các tỉnh tổng hợp báo cáo tình hình kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn gửi Cục Chăn nuôi tập hợp báo cáo Bộ và Ban chỉ đạo 389 về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Các địa phương cũng phải tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về những nguy hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với sức khỏe cộng đồng, uy tín của ngành chăn nuôi Việt Nam; thông tin kịp thời cho dư luận biết về tình hình và danh tính của các đối tượng vi phạm. Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn là hành vi phi đạo đức phải bị cộng đồng, dư luận tố giác và tẩy chay.
Đồng thời Bộ trưởng Phát cũng yêu cầu xử lý thật nghiêm các vi phạm về sản xuất kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi theo các quy định tại Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT của Bộ NNPTNT và Điều 155 Bộ Luật hình sự quy định đối với hành vi sản xuất kinh doanh, sử dụng hàng cấm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo thông tin tại buổi họp báo thường kỳ được tổ chức cuối tháng 8 vừa rồi tại Bộ NNPTNT, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang có chiều hướng gia tăng, đáng báo động, đặc biệt là các tỉnh ở khu vực phía Nam. Chi cục Thú y TP HCM trong 6 tháng đầu năm nay đã kiểm tra 277 mẫu nước tiểu heo giết mổ của 51 lô và phát hiện ra 31 mẫu dương tính với chất salbutamol với hàm lượng cao từ 80-1.300 ppb thuộc 7 lô heo. Trong đó có 4 trường hợp xuất xứ từ Đồng Nai, 2 trường hợp ở Tiền Giang và 1 trường hợp ở Long An.
Bên cạnh đó, không chỉ các hộ dân trang trại nhỏ lẻ bị phát hiện có sử dụng chất tạo nạc mà ngay cả các trang trại gia công cho các công ty lớn cũng bị phát hiện có sử dụng chất cấm.
Có thể bạn quan tâm

Theo Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), vùng chuyên canh các giống hồng ăn trái của Đà Lạt và vùng phụ cận có thể ghép cải tạo với 2 giống hồng mới của Nhật Bản đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, có tên là Fuyu và Jiro.

Xuất nhập khẩu nước này đã bất ngờ giảm trong tháng 3, khi Thủ tướng Lý Khắc Cường cố gắng bình ổn nền kinh tế trước nguy cơ tăng trưởng chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính.

Địa điểm và công trình nuôi phải được xây dựng ở khu vực được quy hoạch không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. Công trình nuôi cần xây dựng đúng kỹ thuật, có cống cấp thoát nước riêng biệt và có ao lắng ao xử lý, có bờ vững chắc, không bị rò rỉ.

Cánh đồng trồng cây bông vải của huyện Tuy An trước đây rộng gần 200ha, nay đã thu hẹp đáng kể. Nguyên nhân là do giá bông quá thấp, nông dân không còn mặn mà với loại cây trồng này.

Nhung của hươu sao được coi là dược liệu quý và được người tiêu dùng ưa chuộng. Nắm bắt được tâm lý đó, gia đình ông Vũ Trí Long, xóm 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã mạnh dạn đầu tư nuôi loại động vật này.