Sẽ trồng thử nghiệm đại trà cây Siêu cao lương tại Quảng Ngãi

Sau nhiều năm trồng thử nghiệm tại nhiều nơi với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng khác nhau, hiện nay giống Siêu cao lương được Công ty SOL trồng đại trà tại một tỉnh phía Bắc, Đồng Nai, Tây Ninh. Công ty đã liên kết với hai doanh nghiệp là Vinamilk và THmilk trồng trên diện tích 250ha để làm thức ăn cho bò sữa.
Qua trồng khảo nghiệm tại Việt Nam, giống cây Siêu cao lương nhập từ Nhật Bản đã cho năng suất hơn hẳn so với các cây trồng truyền thống như mía, bắp... phục vụ tốt để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, sản xuất viên nén sinh học, đường và Ethanol. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã công nhận cây Siêu cao lương là giống cây trồng mới tại Việt Nam.
Tại Quảng Ngãi, doanh nghiệp đã trồng khảo nghiệm 5 giống cây Siêu cao lương tại Trạm khảo nghiệm và Hậu kiểm giống cây trồng Sơn Tịnh và Trung tâm giống mía Quảng Ngãi ở xã Hành Thiện (Nghĩa Hành).
Qua khảo nghiệm, giống Siêu cao lương VN1401 cho ưu thế vượt trội so với 4 giống cây Siêu cao lương còn lại, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, sinh khối cao và khả năng tái sinh mạnh, ít nhiễm sâu bệnh, thời gian trổ bông sớm.
Từ kết quả khảo nghiệm trên, cho thấy giống Siêu cao lương VN1401 thích nghi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Doanh nghiệp đang đề nghị Bộ NN&PTNT cho sản xuất thử đại trà tại Quảng Ngãi và một số tỉnh ở miền Trung, nơi có điều kiện tương tự với mục đích lợi dụng sinh khối cao phục vụ chăn nuôi trâu, bò.
Qua nghe ý kiến của doanh nghiệp và các địa phương, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND Lê Viết Chữ thống nhất sẽ chuyển một phần diện tích tại Nông trường 24.3 ở huyện Đức Phổ để thực hiện trồng thử nghiệm đại trà cây Siêu cao lương.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công ty phối hợp với Nông trường để bàn kế hoạch cụ thể. Trong quá trình triển khai trồng thí điểm, Công ty phải chịu trách nhiệm về đầu ra cho nông dân. Tỉnh sẵn sàng hỗ trợ nông dân nếu thu nhập từ cây Siêu cao lương thấp hơn các cây trồng hiện tại nông dân đang sản xuất.
Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh trong việc đề xuất các giải pháp và phối hợp với Công ty và các địa phương để thực hiện mô hình. Đồng thời, lập Dự án mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại 5 huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành và Ba Tơ, mỗi huyện từ 25 - 30ha để trồng thử nghiệm cây Siêu cao lương.
Có thể bạn quan tâm

Theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa được Chính phủ ban hành, hành vi sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có tính hủy diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển sẽ bị phạt tiền từ 80-150 triệu đồng.

Không chỉ là xã ven biển có diện tích mặt nước mặn, nước lợ chiếm gần 50% tổng diện tích tự nhiên, Tiền Phong (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) còn có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ hải sản. Chính vì thế, những năm qua, dựa vào lợi thế sẵn có của địa phương, người dân xã Tiền Phong đã mạnh dạn lựa chọn và đưa nhiều loại giống thuỷ sản mới vào nuôi thí điểm. Không ít mô hình nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao đã thành công và được nhân ra trên diện rộng. Nuôi cá vược theo hình thức quảng canh là một trong những mô hình như thế...

Để việc triển khai quy chế quản lý cá tra bố mẹ hiệu quả, Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Đại, Châu Thành (Bến Tre) tiến hành khảo sát tình hình khai thác đàn cá tra bố mẹ chọn giống tại các cơ sở sản xuất giống.

Chưa bao giờ phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát rộ lên mạnh mẽ như thời gian gần đây. Trong khi việc kiểm soát của địa phương, ngành chức năng còn nhiều khó khăn, sông Trường Giang tiếp tục gồng mình với tình trạng rút ruột và xả thải.

Ít nơi nào trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hoạt động chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững như thôn Trà Kiểm, xã Hòa Phước (huyện Hòa Vang). Sau khi nuôi heo, gà hiệu quả kinh tế không cao, năm 2005, hàng chục hộ ở đây chuyển sang nuôi chim cút. Mấy năm gần đây, loài chim này đem lại cơ hội làm giàu cho hơn 60 gia đình.