Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sẽ Thương Mại Hóa Cây Trồng Biến Đổi Gen Vào Cuối Năm 2015

Sẽ Thương Mại Hóa Cây Trồng Biến Đổi Gen Vào Cuối Năm 2015
Ngày đăng: 07/02/2015

Việt Nam là quốc gia thứ 29 tham gia vào trồng các loại cây biến đổi gen hay còn gọi là cây công nghệ sinh học.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiến hành công nhận giống cây trồng biến đổi gen, sớm nhất việc thương mại hóa có thể xảy ra vào cuối năm 2015.

Khi đã thương mại hóa được các giống cây trồng biến đổi gen thì điều có ý nghĩa lớn là Việt Nam đã tiếp cận được với công nghệ mới - công nghệ biến đổi gen trong nông nghiệp.

Thông tin trên được ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp đưa ra tại hội thảo “Triển vọng toàn cầu cây trồng biến đổi gen năm 2014” do Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp (ISAAA) tổ chức vào chiều 3/2.

Theo ông Clive James, Chủ tịch danh dự ISAAA, Việt Nam là quốc gia thứ 29 tham gia vào trồng các loại cây biến đổi gen hay còn gọi là cây công nghệ sinh học.

Năm 2014, nhiều loại cây trồng công nghệ sinh học mới được đưa vào canh tác ở các nước và dự kiến tiếp tục triển khai trong thời gian tới như cà tím Bt (Bangladesh), khoai tây Innate và cỏ alfalfa (Mỹ), mía chịu hạn (Indonesia), đậu kháng virus (Brazil).

Bangladesh đã trở thành mô hình của sự thành công trồng cây công nghệ sinh học. Sau khi quốc gia này phê chuẩn cà tím Bt, không đến 100 ngày sau khi phê duyệt thương mại hóa, Bangladesh đã có 120 nông dân tham gia trồng tới 12ha.

Cà tím Bt không chỉ mang lại thu nhập cho nông dân nghèo mà còn giúp họ giảm tới 70-90% lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên loại cây lương thực này.

Ông Clive James cho rằng cây trồng công nghệ sinh học góp phần cho sự phát triển bền vững, an ninh lương thực và thích ứng với biến đổi khí hậu/môi trường.

Phân tích tổng hợp toàn cầu về tác động của cây trồng công nghệ sinh học trong 20 năm (1995-2014) cho thấy, cây trồng công nghệ sinh học giúp tăng 22% sản lượng, giảm 37% sử dụng thuốc trừ sâu nhờ đó tăng 68% lợi nhuận cho nông dân.

Việc tăng sản lượng của cây công nghệ sinh học còn giúp bảo tồn đa dạng sinh học nhờ tiết kiệm đất canh tác.

Bên cạnh đó, đem lại môi trường tốt hơn nhờ tiết kiệm được 500 triệu kg phân bón hóa học. Riêng năm 2013, đã giảm được phát thải khí CO2 tới 28 tỷ kg, tương đương với 12,4 triệu chiếc xe ôtô lưu thông trên đường một năm.

Năm 2014 là năm thứ 19, cây trồng công nghệ sinh học được đưa ra thương mại hóa thành công. Đến nay, tổng diện tích lũy kế đã đạt 1,8 tỷ ha. Cây trồng công nghệ sinh học được canh tác tại 28 nước với tổng diện tích đạt 181,5 triệu ha, gấp hơn 100 lần so với năm đầu tiên được trồng (1996).

Mỹ là quốc gia dẫn đầu về diện tích trồng cây công nghệ sinh học với 73,1 triệu ha, mức tăng trưởng hàng năm đạt 4%, tương đương với 3 triệu ha. Đứng thứ hai là Brazil và Argentina duy trì ở vị trí thứ ba.


Có thể bạn quan tâm

Mở rộng diện tích trồng cỏ Mở rộng diện tích trồng cỏ

Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi gia súc nhờ hệ thống đồng cỏ phong phú. Tuy nhiên, tiềm năng, lợi thế này chưa được người dân phát huy, đến nay bà con vẫn chăn nuôi theo phương thức cũ (thả rông) nên hiệu quả kinh tế không cao.

13/10/2015
Tọa đàm doanh nghiệp với nông nghiệp, nông dân, nông thôn Tọa đàm doanh nghiệp với nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, sáng 9-10, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức buổi tọa đàm “Doanh nghiệp với nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

13/10/2015
East West seed cung ứng gần 100 giống rau East West seed cung ứng gần 100 giống rau

Ông Simon Groot, Chủ tịch Tập đoàn East West seed cùng ông Joost Elzakker, TGĐ East West Hai mũi tên đỏ tại Việt Nam đến chợ đầu mối Hóc Môn, TP.HCM khảo sát, ghi nhận đánh giá của người tiêu dùng về một số sản phẩm giống dưa leo, khổ qua F1 của tập đoàn.

13/10/2015
Nuôi vịt siêu thịt VietGAP Nuôi vịt siêu thịt VietGAP

Bà con tham gia mô hình được hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư mua con giống, 30% thức ăn chăn nuôi và được tập huấn kỹ thuật.

13/10/2015
Nâng cao chất lượng lúa hàng hóa Nâng cao chất lượng lúa hàng hóa

Chương trình SX lúa hàng hóa chất lượng cao Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 có sức lan tỏa nhanh, hiện đã đạt khoảng 40.000 ha tại 14 huyện ngoại thành (chiếm 40% diện tích trồng lúa, tăng 30.000 ha so với năm 2010).

13/10/2015