Sẽ phát triển 500 hécta nuôi tôm siêu thâm canh

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh làm việc với doanh nghiệp và các sở, ngành liên quan về dự án nuôi tôm siêu thâm canh tại Nhơn Trạch.
Được biết, dự án khu phức hợp rộng khoảng 300 hécta với tổng vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng, gồm: khu sản xuất giống, khu nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà màng và nhà máy chế biến tôm xuất khẩu.
Theo đại diện doanh nghiệp, mô hình nuôi tôm công nghệ cao sẽ cho thu hoạch 2 - 3 vụ với sản lượng từ 120 - 240 tấn/hécta/năm.
Mô hình này đã được doanh nghiệp triển khai thành công tại một số địa phương, như: Cà Mau, Bạc Liêu… Khi tiến hành khảo sát tại Đồng Nai, doanh nghiệp đánh giá đây là địa phương có nhiều lợi thế về thổ nhưỡng cũng như hạ tầng giao thông để phát triển mô hình nuôi tôm theo hướng siêu thâm canh và đầu tư chế biến xuất khẩu.
Trong khi đó, theo báo cáo của Sở Khoa học và công nghệ về dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao nuôi tôm siêu thâm canh tại huyện Nhơn Trạch, từ năm 2016 - 2020, tỉnh sẽ phát triển khoảng 500 hécta nuôi tôm công nghệ cao.
Ngoài Tập đoàn Việt Úc đầu tư, dự án sẽ thu hút thêm nhiều doanh nghiệp, nông dân tham gia.
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đánh giá cao hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghệ cao này và yêu cầu các sở, ngành liên quan cần quan tâm hoàn chỉnh nhanh các thủ tục pháp lý để sớm hoàn thiện đề án trình tỉnh xem xét.
Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện về mặt chính sách cho doanh nghiệp đầu tư.
Trong đó, doanh nghiệp cần quan tâm xây dựng mô hình liên kết sản xuất, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho nông dân tham gia dự án.
Có thể bạn quan tâm

Các loại hoa quả sẽ được trồng thêm gồm bưởi Năm Roi, bưởi da xanh; cam sành; xoài cát Hòa Lộc; sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, Ri 6; măng cụt; thanh long và vú sữa Lò Rèn.

Nhờ đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Nguyễn Văn Đông (60 tuổi) ở ấp Trường Đức, xã Trường Đông, huyện Hòa Thành, Tây Ninh đã có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.

Với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ nông dân (T.Ư Hội NDVN), nông dân vùng cao Yên Sơn (Tuyên Quang) bắt đầu làm quen với nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Ngay lứa đầu tiên, hiệu quả của mô hình đã được khẳng định.

Hình thành hợp tác xã (HTX) chăn nuôi, trồng trọt, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, phát triển cây con đặc sản... là những giải pháp đang được TP.Hà Nội ưu tiên thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của địa phương...

Việc áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) cấp nông hộ đến thời điểm này đã đem lại những hiệu quả khác biệt.