Sẽ phát triển 500 hécta nuôi tôm siêu thâm canh

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh làm việc với doanh nghiệp và các sở, ngành liên quan về dự án nuôi tôm siêu thâm canh tại Nhơn Trạch.
Được biết, dự án khu phức hợp rộng khoảng 300 hécta với tổng vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng, gồm: khu sản xuất giống, khu nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà màng và nhà máy chế biến tôm xuất khẩu.
Theo đại diện doanh nghiệp, mô hình nuôi tôm công nghệ cao sẽ cho thu hoạch 2 - 3 vụ với sản lượng từ 120 - 240 tấn/hécta/năm.
Mô hình này đã được doanh nghiệp triển khai thành công tại một số địa phương, như: Cà Mau, Bạc Liêu… Khi tiến hành khảo sát tại Đồng Nai, doanh nghiệp đánh giá đây là địa phương có nhiều lợi thế về thổ nhưỡng cũng như hạ tầng giao thông để phát triển mô hình nuôi tôm theo hướng siêu thâm canh và đầu tư chế biến xuất khẩu.
Trong khi đó, theo báo cáo của Sở Khoa học và công nghệ về dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao nuôi tôm siêu thâm canh tại huyện Nhơn Trạch, từ năm 2016 - 2020, tỉnh sẽ phát triển khoảng 500 hécta nuôi tôm công nghệ cao.
Ngoài Tập đoàn Việt Úc đầu tư, dự án sẽ thu hút thêm nhiều doanh nghiệp, nông dân tham gia.
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đánh giá cao hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghệ cao này và yêu cầu các sở, ngành liên quan cần quan tâm hoàn chỉnh nhanh các thủ tục pháp lý để sớm hoàn thiện đề án trình tỉnh xem xét.
Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện về mặt chính sách cho doanh nghiệp đầu tư.
Trong đó, doanh nghiệp cần quan tâm xây dựng mô hình liên kết sản xuất, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho nông dân tham gia dự án.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, hiện nay tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của Hà Nội là 30.840 ha (trong đó ao, hồ nhỏ là 6.706 ha, hồ chứa mặt nước lớn là 4.327 ha, ruộng trũng 19.807 ha…), ngoài ra còn một số con sông lớn như: sông Hồng, sông Bùi, sông Tích, sông Đáy… có khả năng phát triển nuôi cá lồng bè.

Ngư dân trong tỉnh An Giang đánh bắt được cá bông lau tại các bãi đánh trên sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, báo hiệu mùa cá bông lau đã bắt đầu. Đầu vụ cá năm nay, ngư dân đánh bắt được nhiều cá lớn (từ 5 – 8kg/con), giá bán từ 250.000 – 270.000 đồng/kg.

Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (sau đây gọi tắt là Trạm Cát Tiến) thuộc Trung tâm Giống thủy sản (Sở NN-PTNT) Bình Định, là nơi chuyên sản xuất giống thủy sản nước lợ và nước mặn. Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, công việc vất vả, nhưng các cán bộ của Trạm vẫn nỗ lực tạo nên những giống mới, giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.

Cá chép là loài thủy sản được nông dân chọn thả nuôi trên ruộng khá nhiều trong mùa lũ, vì loài cá này ăn thức ăn tự nhiên, tỷ lệ hao hụt ít. Năm nay lũ nhỏ, cá loại 1 ít; mặt khác, cá này dễ bị chết sau khi kéo khỏi mặt nước, nên không trữ lại được mà phải tiêu thụ ngay.