Sẽ phát triển 500 hécta nuôi tôm siêu thâm canh

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh làm việc với doanh nghiệp và các sở, ngành liên quan về dự án nuôi tôm siêu thâm canh tại Nhơn Trạch.
Được biết, dự án khu phức hợp rộng khoảng 300 hécta với tổng vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng, gồm: khu sản xuất giống, khu nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà màng và nhà máy chế biến tôm xuất khẩu.
Theo đại diện doanh nghiệp, mô hình nuôi tôm công nghệ cao sẽ cho thu hoạch 2 - 3 vụ với sản lượng từ 120 - 240 tấn/hécta/năm.
Mô hình này đã được doanh nghiệp triển khai thành công tại một số địa phương, như: Cà Mau, Bạc Liêu… Khi tiến hành khảo sát tại Đồng Nai, doanh nghiệp đánh giá đây là địa phương có nhiều lợi thế về thổ nhưỡng cũng như hạ tầng giao thông để phát triển mô hình nuôi tôm theo hướng siêu thâm canh và đầu tư chế biến xuất khẩu.
Trong khi đó, theo báo cáo của Sở Khoa học và công nghệ về dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao nuôi tôm siêu thâm canh tại huyện Nhơn Trạch, từ năm 2016 - 2020, tỉnh sẽ phát triển khoảng 500 hécta nuôi tôm công nghệ cao.
Ngoài Tập đoàn Việt Úc đầu tư, dự án sẽ thu hút thêm nhiều doanh nghiệp, nông dân tham gia.
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đánh giá cao hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghệ cao này và yêu cầu các sở, ngành liên quan cần quan tâm hoàn chỉnh nhanh các thủ tục pháp lý để sớm hoàn thiện đề án trình tỉnh xem xét.
Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện về mặt chính sách cho doanh nghiệp đầu tư.
Trong đó, doanh nghiệp cần quan tâm xây dựng mô hình liên kết sản xuất, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho nông dân tham gia dự án.
Có thể bạn quan tâm

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc trong mùa đông năm nay, huyện Sa Pa triển khai dự án hỗ trợ cho nông dân ở 12 xã khu vực vùng cao thực hiện ủ dự trữ 80.560kg cỏ.

Tùy theo từng mùa hoa, người nuôi ong di chuyển đàn ong đến vùng đất mới để hút mật. Nghề này chi phí bỏ ra ít nhưng thu lãi khá cao.

Ở ấp Bình Lễ, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu có ông Lê Hồng Thái (Mười Thái), 50 tuổi, làm giàu nhờ nuôi le le. 5 năm qua, với mô hình nuôi le le độc nhất vô nhị ở miền sông nước Cửu Long, ông Mười Thái thu lời không dưới 400 triệu đồng mỗi năm.
Đồng Nai là vùng chăn nuôi gà lớn nhất nước nhưng thời gian gần đây, giá bán liên tục giảm, cùng với sự “đổ bộ” của thịt gà ngoại giá rẻ khiến nhiều hộ chăn nuôi phải treo chuồng

Những năm gần đây, nuôi vịt chạy đồng theo hướng gia trại là phương thức chăn nuôi được người dân ở xã Hương Phong (Hương Trà, Thừa Thiên Huế) áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.