Sẽ Không Còn Rau Quả Độc Hại Từ Trung Quốc Tuồn Về Việt Nam?

Từ 1/1/2015, tất cả các loại mặt hàng rau quả bắt buộc phải được phân tích mức độ nguy hại trước khi được tiêu thụ ở Việt Nam.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) vừa ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT. Theo thông tư này, bắt đầu từ 1/1/2015 một số dạng vật thể muốn được nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải phân tích nguy cơ dịch hại. Cụ thể gồm: cây và các bộ phận còn sống của cây, củ, quả tươi, cỏ và hạt cỏ, sinh vật, thực vật nhập khẩu…
Trong trường hợp, các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khác có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ NN&PTNN quyết định.
Theo đó, việc nhập khẩu rau, củ , quả phải có giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và thực hiện kiểm dịch thực vật theo đúng quy định của Thông tư.
Ông Lương Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, mặt hàng rau quả trong danh mục đã được quy định rất rõ nếu đã nhập khẩu vào Việt Nam trước ngày Thông tư hiệu lực mà chưa thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại thì nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin cho Cục Bảo vệ thực vật để phân tích nguy cơ dịch hại.
Như vậy, đối với mặt hàng rau, củ, quả muốn được nhập khẩu và tiêu thụ được ở Việt Nam thì buộc phải tham gia kiểm dịch mức độ nguy hại.
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn tỏ ra hoài nghi với các quy định mới trong Thông tư cũng như khả năng cứu vãn tình trạng rau quả Trung Quốc độc hại tuồn về Việt Nam sau đó được “khoác” đủ các tem mác của Mỹ, NewZealand để tiêu thụ…
Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, Việt Nam là nước nhập khẩu rau quả lớn. Trong tháng 8 Việt Nam nhập khẩu rau quả đạt xấp xỉ 50 triệu USD.
Về thị trường nhập khẩu lớn, Thái Lan đã trở thành quốc gia Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất với kim ngạch tháng 8 là 19,7 triệu USD, tính trong 8 tháng đầu năm 2014 nhập khẩu rau quả từ Thái Lan lên tới 125,1 triệu USD. Nhập khẩu rau quả từ Mỹ trong tháng 8 đạt 5,27 triệu USD, 8 tháng đầu năm đạt gần 37 triệu USD.
Riêng với thị trường Trung Quốc, từ nước Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất nay giảm xuống vị trí thứ 2 sau Thái Lan. Trong tháng 8, Việt Nam đã nhập khẩu xấp xỉ 12,9 triệu USD, lũy kế 8 tháng đầu năm gần 84 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm 2013, huyện Hàm Yên có kế hoạch gieo cấy 3.752 ha lúa, năng suất bình quân 58,5 tạ/ha. Thời điểm này toàn huyện đang đẩy nhanh việc thu hoạch lúa vụ xuân và thực hiện thu hoạch xong đến đâu làm đất ngay đến đấy, bố trí gieo mạ vụ mùa trong khung thời vụ tốt nhất..

Những ngày này, khắp nơi trong tỉnh, bà con nông dân đồng loạt ra đồng thu hoạch lúa xuân. Những bó lúa trĩu hạt và những nụ cười vui của người nông dân cho thấy lại có một vụ lúa thắng lợi to....

Những năm gần đây, xã Chân Sơn (Yên Sơn) đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khá mạnh mẽ, bước đầu tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Với lợi thế trên 11.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có 2 hồ chứa lớn là hồ thủy điện Tuyên Quang và hồ thủy điện Chiêm Hóa, việc khai thác, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh đang được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm..

Thời điểm này, trên khắp những cánh đồng ở huyện Nà Hang, bà con nông dân đang hồ hởi bước vào một mùa vụ mới với nhiều niềm vui, phấn khởi từ những thắng lợi của vụ xuân, hứa hẹn những mùa vàng nặng hạt..