Sẽ hình thành khu trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại huyện Mê Linh

Dự án này do Hanoimilk làm chủ đầu tư. Nguồn vốn thực hiện từ vốn tự có và tự huy động của nhà đầu tư.
Cụ thể, mục tiêu bổ sung dự án nhằm hình thành trang trại nuôi 2000 bò sữa và xin bổ sung diện tích đất trồng cỏ tập trung.
Diện tích khu đất đề nghị bổ sung: 49,98ha tại vùng bãi sông Hồng thuộc xã Văn Khê và xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh, trong đó: 9,6 ha là đất bãi ngoài chỉ giới thoát lũ tại xã Hoàng Kim để làm khu trang trại tập trung nuôi 2000 bò sữa và tập kết, ủ chứa thức ăn; 40,38 ha là đất bãi trong chỉ giới thoát lũ thuộc xã Hoàng Kim và xã Văn Khê để bổ sung diện tích trồng cỏ.
Tổng mức đầu tư bổ sung của dự án khoảng 249,943 tỷ đồng, trong đó, dự kiến chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng 64,179 tỷ đồng. Lũy kế, tổng mức đầu tư của dự án cả hai giai đoạn là 360,915 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện từ vốn tự có và tự huy động của nhà đầu tư.
Về phương thức sử dụng đất thời hạn sử dụng đất là 50 năm. Quy mô và hiệu quả của Dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý sẽ bổ sung quy mô:
Sản lượng cỏ làm thức ăn nuôi bò sản xuất ra 20.000 tấn/năm; số lượng đàn bò sữa 2000 con; sản lượng sữa thu được bình quân 12.960 tấn sữa/năm; doanh thu hàng năm từ sữa bình quân đạt 181,44 tỷ đồng/năm; lãi thuần bình quân 38,2 tỷ đồng/năm; số lao động địa phương thu hút vào dự án 470 người, trong đó, lao động trực tiếp khoảng 170 người, lao động gián tiếp trồng, bán cỏ cho dự án khoảng 300 người.
UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở, ngành liên quan, UBND huyện Mê Linh và Công ty cổ phần Sữa Hà Nội thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố, tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp, tổng hợp hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt bổ sung quy mô dự án theo đúng các quy định…
Có thể bạn quan tâm

Để mở rộng hệ thống phân phối cho sản phẩm vải thiều, giữa tháng 6/2014, lần đầu tiên, Sở Công Thương 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã tiến hành ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thúc đẩy tiêu thụ quả vải với 11 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông - Tây Nam bộ.

Từ thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các hộ dân thị xã La Gi thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Khó khăn lớn nhất để nhân rộng mô hình này là sản phẩm VietGAP vẫn được bán với mức giá “cào bằng” ngoài thị trường trong cảnh vàng thau lẫn lộn. Nhưng theo một số chủ trang trại chăn nuôi gà VietGAP, nếu tính toán tốt bài toán chi phí đầu vào thì người chăn nuôi vẫn đạt lợi nhuận khi bán sản phẩm sạch với giá rẻ.

Dự án được Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai từ tháng 5-2014 đến hết tháng 5-2015, tại các xã: Lương Phú, Kha Sơn, Tân Hòa và Bảo Lý với quy mô 1,5ha, bao gồm 11 hộ dân tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 60% giá giống, 30% giá thức ăn công nghiệp và tập huấn khoa học kỹ thuật về biện pháp thâm canh, vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho cá.

“Năm 2012, tôi bắt đầu nuôi thỏ quy mô nhỏ ở gia đình. Vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, đến nay tôi nhận thấy đây là mô hình có nhiều ưu điểm như tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương, ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém.