Sẽ hình thành khu trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại huyện Mê Linh

Dự án này do Hanoimilk làm chủ đầu tư. Nguồn vốn thực hiện từ vốn tự có và tự huy động của nhà đầu tư.
Cụ thể, mục tiêu bổ sung dự án nhằm hình thành trang trại nuôi 2000 bò sữa và xin bổ sung diện tích đất trồng cỏ tập trung.
Diện tích khu đất đề nghị bổ sung: 49,98ha tại vùng bãi sông Hồng thuộc xã Văn Khê và xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh, trong đó: 9,6 ha là đất bãi ngoài chỉ giới thoát lũ tại xã Hoàng Kim để làm khu trang trại tập trung nuôi 2000 bò sữa và tập kết, ủ chứa thức ăn; 40,38 ha là đất bãi trong chỉ giới thoát lũ thuộc xã Hoàng Kim và xã Văn Khê để bổ sung diện tích trồng cỏ.
Tổng mức đầu tư bổ sung của dự án khoảng 249,943 tỷ đồng, trong đó, dự kiến chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng 64,179 tỷ đồng. Lũy kế, tổng mức đầu tư của dự án cả hai giai đoạn là 360,915 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện từ vốn tự có và tự huy động của nhà đầu tư.
Về phương thức sử dụng đất thời hạn sử dụng đất là 50 năm. Quy mô và hiệu quả của Dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý sẽ bổ sung quy mô:
Sản lượng cỏ làm thức ăn nuôi bò sản xuất ra 20.000 tấn/năm; số lượng đàn bò sữa 2000 con; sản lượng sữa thu được bình quân 12.960 tấn sữa/năm; doanh thu hàng năm từ sữa bình quân đạt 181,44 tỷ đồng/năm; lãi thuần bình quân 38,2 tỷ đồng/năm; số lao động địa phương thu hút vào dự án 470 người, trong đó, lao động trực tiếp khoảng 170 người, lao động gián tiếp trồng, bán cỏ cho dự án khoảng 300 người.
UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở, ngành liên quan, UBND huyện Mê Linh và Công ty cổ phần Sữa Hà Nội thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố, tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp, tổng hợp hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt bổ sung quy mô dự án theo đúng các quy định…
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế, với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (ASAID), đã tổ chức Hội thảo quốc tế về kỹ thuật và chính sách phòng chống cúm gia cầm độc lực cao (H5N1 HPAI).

Bộ NN&PTNT đang kiến nghị đưa thêm bệnh đạo ôn ở cây lúa vào trong danh mục các bệnh được bảo hiểm và làm rõ hơn một số chính sách về bảo hiểm nông nghiệp (BHNN).

Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) đã được chấp thuận đầu tư dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao tại Cần Giờ (TP.HCM).

Hiện nay, một số hộ nông dân cũng như doanh nghiệp tham gia GAP đang muốn trở lại sản xuất theo kiểu truyền thống, bởi một lý do khá đơn giản: Sản phẩm GAP chưa được thị trường thừa nhận.

Phòng Kinh tế TP.Hội An cho biết, hiện đơn vị đang triển khai thí điểm một số mô hình nuôi trồng thủy sản mới như: nuôi cá thác lác cườm ở Cẩm Kim, nuôi cua trong ao đất ở Cẩm Thanh, nuôi tôm càng xanh ở Thanh Hà. Đơn vị cũng vừa du nhập thêm một số giống hoa mới để tổ chức nhân giống phục vụ nông dân sản xuất hoa cây cảnh. Được biết, sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Hội An trong quý 1/2012 đạt hơn 39 tấn, hơn 10% kế hoạch.