Sẽ dừng thí điểm bảo hiểm đối với tôm, cá

Theo đó, nhà nước sẽ tiếp tục chương trình thí điểm bảo hiểm đối với cây lúa, vật nuôi như trâu, bò còn dừng triển khai bảo hiểm đối với tôm, cá.
Mức hỗ trợ phí bảo hiểm dự kiến sẽ như quy định trước đây, tức là hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, người nghèo, còn đối với hộ cận nghèo, người cận nghèo thì nhà nước sẽ hỗ trợ 90% phí bảo hiểm.
Thời gian tham gia từ năm 2015 đến hết năm 2017.
Bộ Tài chính cũng cho biết Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã đồng ý với đề xuất trên của Bộ Tài chính.
Triển khai chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định tiếp tục thí điểm >bảo hiểm nông nghiệp đối với cây lúa và vật nuôi gồm trâu, bò…
Bộ Tài chính cũng cho biết, sau 3 năm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (2011-2013), đã có hơn 305 nghìn hộ nông dân, tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
Trong đó, hơn 236 nghìn hộ nông dân tham gia bảo hiểm với cây lúa, 60 nghìn hộ tham gia bảo hiểm đối với vật nuôi và chỉ có 7.500 hộ tham gia bảo hiểm đối với thủy sản.
Tổng giá trị được bảo hiểm là 7.747 tỷ đồng, trong đó riêng bảo hiểm thủy sản có số hộ tham gia ít nhưng số tiền được bảo hiểm là 2.883,7 tỷ đồng, chiếm tới 27% tổng giá trị được bảo hiểm.
Số tiền bồi thường 712 tỷ đồng, trong khi doanh thu phí bảo hiểm đạt 394 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Bất chấp những khuyến cáo của doanh nghiệp và ngành chức năng, người trồng hành tím ở Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vẫn quyết định trữ hành để chờ giá. Hệ quả là 30.000 tấn hành tím thương phẩm đến nay vẫn chưa có nơi tiêu thụ, đang trong giai đoạn hư hỏng.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang và các địa phương đã xây dựng được 4.215ha các mô hình nhân giống lúa chất lượng cao, sản xuất lúa chất lượng cao, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”.

Mô hình này lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở xã Phước Mỹ, tạo nghề mới để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cho nông dân. Mô hình rất phù hợp với chăn nuôi gia đình vì kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ áp dụng, tận dụng được nguồn lao động và một số loại thức ăn là phế phụ phẩm nông nghiệp, thời gian vỗ béo ngắn, ít rủi ro hơn những đối tượng vật nuôi khác.

Hoạt động chăn nuôi đang có dấu hiệu khởi sắc, có lợi cho người nông dân. Đó là nhận định của ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 2/12, tại Hà Nội.

Những năm gần đây, nông dân huyện Năm Căn không ngừng tìm hướng đi mới trong sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình nuôi sò huyết giờ đã trở thành phong trào và giúp nhiều nông dân có thu nhập ổn định.