Sẽ Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Và Xoài Vào Nhật Bản

Đó là thông báo của Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) tại Hội thảo: “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức vào ngày 15-11 tại khách sạn New World, TP.Hồ Chí Minh.
Theo Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, lượng thanh long xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc đến nay đạt 4.900 tấn, riêng 6 tháng đầu năm đạt 1 ngàn tấn, tăng 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2013. Dự kiến cuối năm nay hoặc đầu năm 2015, Việt Nam sẽ đưa đưa thanh long ruột đỏ (hiện tại mới chỉ có thanh long ruột trắng được xuất khẩu vào thị trường Nhật) và xoài vào Nhật Bản.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, Nhật Bản là một thị trường khó tính, vì vậy việc sản xuất hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Mặt khác, nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản của Nhật Bản hàng năm khá lớn nên cơ hội xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường này là rất tốt. Các loại trái cây khi xuất khẩu sang Nhật bản phải qua chiếu xạ hoặc xử lý hơi nước nóng.
Nguồn bài viết: http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201411/se-dua-thanh-long-ruot-do-va-xoai-vao-nhat-ban-2351947/
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản phát triển mạnh và ngày càng có nhiều doanh nghiệp được xếp vào tốp đầu của cả nước. Điều đó được chứng minh ở tốc độ tăng trưởng với mức bình quân 15,4%/năm.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho phép thực hiện thí điểm kéo dài thời gian thông quan từ 07h00 đến 22h00 hàng ngày đối với mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, tỉnh Lào Cai.

Tỉnh Nam Định giáp ranh với Ninh Bình đã xuất hiện những ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 đầu tiên. Và hiện nay, trên địa bàn cả nước có 7 ổ dịch cúm gia cầm tại 7 huyện của 6 tỉnh chưa qua 21 ngày.

Ông Trần Văn Tánh, nông dân tại xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) nổi tiếng ở địa phương vì mô hình làm nông không đụng hàng: trồng cỏ đậu phộng dại trong vườn tiêu sạch. Ông còn tận dụng nguồn cỏ này làm thức ăn nuôi dê để có thêm thu nhập.

Người dân dùng các loại lá cây có chất chua như lá giang, lá me và thuốc sát trùng để rơ miệng cho gia súc bị lở mồm long móng