Sẽ Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Và Xoài Vào Nhật Bản

Đó là thông báo của Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) tại Hội thảo: “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức vào ngày 15-11 tại khách sạn New World, TP.Hồ Chí Minh.
Theo Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, lượng thanh long xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc đến nay đạt 4.900 tấn, riêng 6 tháng đầu năm đạt 1 ngàn tấn, tăng 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2013. Dự kiến cuối năm nay hoặc đầu năm 2015, Việt Nam sẽ đưa đưa thanh long ruột đỏ (hiện tại mới chỉ có thanh long ruột trắng được xuất khẩu vào thị trường Nhật) và xoài vào Nhật Bản.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, Nhật Bản là một thị trường khó tính, vì vậy việc sản xuất hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Mặt khác, nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản của Nhật Bản hàng năm khá lớn nên cơ hội xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường này là rất tốt. Các loại trái cây khi xuất khẩu sang Nhật bản phải qua chiếu xạ hoặc xử lý hơi nước nóng.
Nguồn bài viết: http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201411/se-dua-thanh-long-ruot-do-va-xoai-vao-nhat-ban-2351947/
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng bưởi Diễn của ông Đặng Văn Túc ở thôn 8, xã Quý Quân (Yên Sơn-Tuyên Quang) đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nơi đây. Ông cũng là người đầu tiên đưa bưởi Diễn về trồng ở đất này.

Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng phối hợp Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu & phát triển ĐBSCL (Trường ĐH Cần Thơ)… SX thử nghiệm một số giống lúa mới trên vùng đất nhiễm mặn, bước đầu đạt kết quả khả quan.

Ngày 5/12, Sở NN&PTNT, Hội đồng Giám định xã hội tổ chức giám định tình hình sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm (giai đoạn 2001-2013) và đánh giá cao mô hình này.

Trong nuôi tôm, biện pháp phòng ngừa là cơ bản, nên biện pháp chọn giống tốt, giống sạch bệnh là một yêu cầu rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho cả vụ nuôi.

Tính đến tháng 6/2015 có 2.293 ha rừng bị thiệt hại, trong đó 1.500 ha rừng trồng gồm phi lao, keo lai, keo lá tràm, keo chịu hạn, bạch đàn.