Sẽ Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Và Xoài Vào Nhật Bản

Đó là thông báo của Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) tại Hội thảo: “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức vào ngày 15-11 tại khách sạn New World, TP.Hồ Chí Minh.
Theo Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, lượng thanh long xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc đến nay đạt 4.900 tấn, riêng 6 tháng đầu năm đạt 1 ngàn tấn, tăng 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2013. Dự kiến cuối năm nay hoặc đầu năm 2015, Việt Nam sẽ đưa đưa thanh long ruột đỏ (hiện tại mới chỉ có thanh long ruột trắng được xuất khẩu vào thị trường Nhật) và xoài vào Nhật Bản.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, Nhật Bản là một thị trường khó tính, vì vậy việc sản xuất hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Mặt khác, nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản của Nhật Bản hàng năm khá lớn nên cơ hội xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường này là rất tốt. Các loại trái cây khi xuất khẩu sang Nhật bản phải qua chiếu xạ hoặc xử lý hơi nước nóng.
Nguồn bài viết: http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201411/se-dua-thanh-long-ruot-do-va-xoai-vao-nhat-ban-2351947/
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Văn Châu, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang (H.Núi Thành, Quảng Nam), cho biết những ngày gần đây nhiều tàu câu mực khơi tại địa phương sau khi cập bến đã xuất đi hàng trăm tấn mực khô với giá khá cao.

Gạo phẩm cấp trung bình từ 15 - 20% tấm vẫn đang là chủng loại gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi đạt trên 306 ngàn tấn trong tháng 6 (chiếm 45,72%), tiếp đó là gạo chất lượng cao 3-10% tấm (trên 151 ngàn tấn; 22,52%), gạo thơm gần 102 ngàn tấn (15,2%)…

Năm 2011, gia đình ông Nguyễn Trung Thành ở thôn 6, xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) đã đầu tư vốn nuôi bò. Những năm đầu, nuôi bò sinh sản; nhưng sau khi đi tìm hiểu về cách chăn nuôi bò ở các hộ làm ăn hiệu quả, ông đã mạnh dạn chuyển sang hướng vỗ béo bò thịt.

Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC, 2 cơ sở sản xuất giống cá tra được chứng nhận GlobalGAP (diện tích 6,3ha), 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (8,4ha) được chứng nhận VietGAP và 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.

Vụ đông xuân 2013 - 2014, huyện Mường Ảng gieo cấy 906,2ha lúa chiêm xuân, trong đó, 271,86ha xuân sớm và 634,34ha xuân muộn. Cơ cấu giống gồm: lúa lai 181,24ha chiếm 20% diện tích, chủ yếu giống Nhị ưu 838, tạp giao; lúa thuần diện tích 724,96ha, chiếm 80% diện tích, chủ yếu giống IR64 (400ha); nếp IR352, nếp 97, bắc thơm, tẻ thơm (324,96ha).