Sẽ Có Quy Định Về Quản Lý Hoạt Động Nuôi Chim Yến

Ngày 17/4, Bộ NNPTNT sẽ họp để xây dựng Thông tư quy định tạm thời về quản lý hoạt động nuôi chim yến nhằm đối phó ngay với việc phát hiện vi rút cúm A/H5N1 trên đàn chim yến tại Ninh Thuận, ngăn ngừa nguy cơ phát tán dịch.
Tại cuộc họp khẩn chiều 16/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đã nhận định và đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát, giám sát tình hình dịch cúm gia cầm H5N1 và H7N9.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cho biết đã xét nghiệm khoảng 1/3 trong tổng số 500 mẫu gia cầm được lấy ngẫu nhiên từ tháng 9/2012 từ gia cầm nhập lậu qua biên giới, gia cầm buôn bán tại chợ, và vẫn chưa phát hiện vi rút cúm gia cầm H7N9. Hiện Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương đang tiếp tục xét nghiệm các mẫu còn lại.
Ngoài ra, Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) đã có thông báo tới Bộ NNPTNT sẽ tài trợ khẩn cấp 50.000 USD để giám sát phát hiện vi rút cúm A/H7N9 ở gà nhập lậu hoặc gia cầm tại 60 chợ, điểm thu gom gia cầm giáp với biên giới Trung Quốc.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám nhận định, dịch cúm gia cầm cơ bản vẫn được kiểm soát, nhưng nguy cơ bùng phát trở lại là rất cao do thời tiết với nhiệt độ thay đổi bất thường làm giảm sức đề kháng đàn gia cầm. Hoạt động vận chuyển lậu gia cầm vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, nhất là tại các tỉnh giáp biên.
Trong 2 tuần tới, các tỉnh cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng tại các Công điện 487/CĐ-TTg; 1344/CĐ-TTg và 1108/CĐ-TTg và giám sát chặt địa bàn để phát hiện kịp thời ổ dịch phát sinh, xác định hiệu lực các loại vaccine phù hợp. Các lực lượng liên ngành tăng cường thực hiện việc kiểm dịch tại gốc, kiểm soát hiệu quả việc vận chuyển buôn bán gia cầm.
* Chiều ngày 17/4, tại cuộc họp công tác phòng chống dịch gia súc, gia cầm, ông Lê Đức Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu Sở NNPTNT tỉnh phải tăng cường rà soát, thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Đồng thời, đề xuất phương án phòng dịch bệnh, quản lý chim yến trong khu dân cư, nghiên cứu đề xuất quy hoạch khu vực nuôi chim yến, mô hình nuôi chim phù hợp.
Báo cáo của Sở NNPTNT Khánh Hoà cho biết, từ đầu năm đến nay, dịch cúm A/H5N1 đã xuất hiện tại 20 xã thuộc huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, thị xã Ninh Hòa và TP Nha Trang, cơ quan chức năng đã tiêu hủy hơn 47.300 con gia cầm.
Ông Phạm Hùng, Phó Giám đốc Phân viện Thú y miền Trung, khuyến cáo chim yến nếu bị nhiễm vi rút cúm A/H5N1 thì có nguy cơ lây lan rất lớn, nhất là ở những nhà nuôi yến nằm trong khu dân cư. Do đó, ngành chức năng cần rà soát những địa chỉ nuôi yến trong khu dân cư và lên kịch bản phòng chống dịch cụ thể phòng trường hợp xấu nhất.
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 2,33 triệu tấn bắp, nhiều hơn tổng lượng bắp nhập khẩu của cả năm 2013. Nguyên nhân là do giá bắp trên thế giới trong những tháng qua xuống thấp nên doanh nghiệp nhập về để dự trữ cho những tháng tiếp theo.

Khoảng gần 1 tuần qua, lượng tàu khai thác biển tại thị trấn Sông Đốc (Cà Mau) vào bờ trung bình 50 chiếc mỗi ngày, trong đó có tàu ngoài tỉnh. Sản lượng khai thác ước đạt 100 đến 120 tấn mỗi ngày, giảm gấp 2 lần so với con nước trước đó.

EVN sẽ hỗ trợ kinh phí thay thế 2 triệu bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn tiết kiệm điện (compact) cho các hộ trồng thanh long tại 3 tỉnh có diện tích trồng cây thanh long lớn nhất là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.

Ngày nay, nhiều thanh niên nông thôn mày mò học hỏi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập và vươn lên khấm khá. Anh Nguyễn Thanh Tùng, 45 tuổi, ngụ tổ 8, ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn - An Giang) là một điển hình.

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng gặp khó khăn, người dân phải đối mặt với thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, đến khi thu hoạch, giá tôm không ổn định.