Sẻ chia kỹ năng bảo vệ môi trường

Hội thi do Trung tâm Môi trường nông thôn thuộc T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) phối hợp Hội ND tỉnh Bình Định tổ chức đã thu hút 48 thí sinh của 6 đội đại diện cho hội viên, ND các huyện Tuy Phước, Phù Cát và thị xã An Nhơn (Bình Định).
Nói không với ô nhiễm
Tại hội thi, các thí sinh đã thể hiện tài năng của mình qua 2 phần thi “Lời chào nông dân” và “Kiến thức nông dân”.
Dù bận rộn với công tác hội tại cơ sở, việc đồng áng, thế nhưng các thí sinh vẫn đầu tư, chăm chút kỹ lưỡng cho phần dự thi của mình.
Thông qua các tiết mục dí dỏm và câu trả lời đậm chất ND, thí sinh đã truyền tải sinh động thực trạng ô nhiễm tại vùng quê và ý nghĩa của việc ND tham gia bảo vệ môi trường.
Chị Nguyễn Thị Kiều My, hội viên ND phường Nhơn Hưng (thị xã An Nhơn) thổ lộ: “Liên hệ thực tế môi trường tại địa phương, đội thi của tôi phải mất gần 10 ngày mới hoàn tất kịch bản rồi chuyển thể sang các tiết mục biểu diễn để truyền tải sinh động đến người xem…”.
Qua các tiết mục dự thi, chị My muốn mang tới đông đảo hội viên, ND thông điệp nói không với ô nhiễm, hãy chung tay, góp sức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể như thu gom rác thải tại đồng ruộng, đấu tranh với hành vi xả thải trái phép ra môi trường...
Là một thí sinh “lão làng” của hội thi, bà Đinh Thị Lan Hương (59 tuổi), đến từ Hội ND huyện Tuy Phước chia sẻ: “Mới thu hoạch lúa xong nên anh chị em có nhiều thời gian tập luyện.
Thông qua các hoạt động như thế này, chúng tôi được trang bị kiến thức về luật bảo vệ môi trường và vận dụng thiết thực trong cuộc sống hàng ngày”.
Vì nông thôn xanh, sạch, đẹp
Năm 2015, hội thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường được Hội ND tỉnh Bình Định chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức từ cấp huyện.
Chính vì điều này, đến với hội thi cấp tỉnh, kiến thức, kỹ năng biểu diễn của các thí sinh đã được nâng cao rõ rệt.
Theo bà Lê Thị Kim Mai- Chủ tịch Hội ND Bình Định, những năm qua các cấp Hội ND trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động góp phần bảo vệ môi trường nông thôn như tập huấn kiến thức, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, hội thi tìm hiểu pháp luật.
Bảo vệ môi trường là nội dung được lồng ghép vào sinh hoạt chi, tổ hội.
Qua đó, nhận thức, kiến thức của cán bộ, hội viên, ND về bảo vệ môi trường có chuyển biến rõ nét.
Hiện nay, tại nhiều địa phương, Hội ND đã phối hợp xây dựng hơn 700 mô hình điểm về bảo vệ môi trường; 7.500 hố thu gom rác thải ngoài đồng ruộng; hơn 10.000 hố rác tại gia đình và trồng mới hàng ngàn cây xanh.
Về hội thi tìm hiểu pháp luật về môi trường, bà Lê Thị Kim Mai khẳng định: “Đây là sân chơi bổ ích để cán bộ, hội viên ND trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về cách thức xử lý chất thải trong sản xuất, trong sinh hoạt, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức nhiều hoạt động gắn với bảo vệ môi trường trong cán bộ, hội viên, ND…”.
Kết thúc hội thi, Ban tổ chức trao giải Nhất cho các thí sinh phường Phò An (đội An Nhơn 1); giải Nhì cho các thí sinh xã An Hành Tây (đội Phù Cát 1), 2 giải Ba được trao cho các thí sinh xã Mỹ Cang (đội Tuy Phước 1) và xã Phụng Sơn (đội Tuy Phước 2)…
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.

Màn đêm còn tối mịt. Vậy mà, những cái “chợ ma” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tiếng máy nổ xình xịch, tiếng kỳ kèo trả giá giữa những bạn hàng xa và “ngư phủ” trong đêm trở nên ấm áp. Tám Tăng (62 tuổi) lái chiếc ghe đục chạy từ hướng Tri Tôn qua Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) nhá chiếc đèn pha lia lịa về cái “chợ ma” để báo hiệu ghe cá sắp cặp bến.

Cụ thể, trên diện tích khoảng 56,86ha, Hanoimilk tiến hành trồng cỏ và thức ăn thô xanh, sử dụng những giống mới chất lượng, năng suất cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra khoảng 10.000 tấn cỏ và thức ăn thô xanh/năm, phục vụ cho việc chăn nuôi giai đoạn đầu khoảng 250 con bò sữa và mở rộng lên thành 2.000 con bò sữa trong giai đoạn tiếp theo. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 110,973 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2014 - quý II/2016.

Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và gây bệnh…