Sẽ Cấm Đánh Bắt Hải Đặc Sản Trên Vùng Biển Bình Thuận

UBND tỉnh Bình Thuận đã có thông báo, cấm tất cả hoạt động khai thác các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các loại ốc từ 1/4 đến 31/7 trên toàn vùng biển Bình Thuận.
Bình Thuận được xem là một trong những ngư trường lớn nhất cả nước, là nơi tập trung các loại hải đặc sản nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị cao như điệp, sò lông, bàn mai, nghêu lụa, sò giấy…
Mỗi năm, sản lượng khai thác sò điệp chiếm hơn 50% tổng sản lượng khai thác hải đặc sản, sò lông chiếm hơn 10%. Mỗi ngày thu nhập của ngư dân từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Nhờ đó, đời sống của nhiều ngư dân được cải thiện, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động xã hội.
Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi hải sản đang có xu hướng giảm mạnh do kiểu đánh bắt tận diệt, tình trạng khai thác hải sản non và hải sản đang trong thời gian sinh sản... Lệnh cấm này giúp các loại hải sản trong vùng có thời gian khôi phục.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật (Trung tâm Bảo vệ Thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hồ tiêu toàn tỉnh Bình Phước hiện có 11.600 ha, tăng hơn 1.000 ha so năm 2013. Tuy nhiên diện tích tiêu chết vì bệnh đang tăng nhanh. Sâu bệnh gây hại chủ yếu trên hồ tiêu là tuyến trùng với 976 ha, rệp sáp là 393 ha.

Niên vụ 2014 - 2015, Tân Châu (Tây Ninh) có trên 6.800 ha mía. Theo Trạm bảo vệ thực vật huyện, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại lên đến gần 1.000 ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, Tân Thành gần 200 ha, Suối Dây trên 160 ha… với tỷ lệ nhiễm từ 5 - 15%.

Những năm gần đây, người dân ở phường Hòa Lợi, TX. Bến Cát (Bình Dương) đã tận dụng diện tích đất trong vườn cao su, đất xung quanh nhà phát triển mô hình trồng rau màu đạt hiệu quả cao. Các loại rau màu chủ yếu được trồng là dưa leo, ớt, khổ qua, bầu, bí, cải xanh... Bình quân 1 ha đất trồng dưa leo xen với cây cao su, người nông dân có thể thu về 2 - 3 tấn/ ngày, sau khi trừ chi phí cho lãi 1 - 1,5 triệu đồng/ngày. Anh Bùi Thanh Nhân, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Lợi cho biết, tình trạng giá cao su giảm mạnh trong thời gian gần đây đã làm cho các hộ trồng cao su trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, lợi nhuận thu được từ mô hình trồng rau màu xen canh đã góp phần giúp nhiều gia đình khắc phục những khó khăn trước mắt, cải thiện cuộc sống.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Tây Ninh vừa sơ kết thực hiện quy hoạch sản xuất, phát triển và tiêu thụ rau an toàn (RAT) trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy, khoảng cách giữa mục tiêu phát triển và thực tế còn rất... xa!

Đó là sự băn khoăn, trăn trở không chỉ của riêng người trồng nhãn Hưng Yên trước thông tin từ đầu tháng 10 tới, quả vải và nhãn tươi của Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ. Là quê hương của “nhãn tiến vua” từng nức tiếng bao đời, cơ hội mở ra với người trồng nhãn Hưng Yên song thách thức đặt ra cũng không nhỏ.