Sẽ Ban Hành Chính Sách Hỗ Trợ Người Chăn Nuôi

Dự kiến tháng 12 tới, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ, hiện Cục chăn nuôi đang hoàn tất nội dung dự thảo này.
Nhìn nhận những tác động của thịt nhập khẩu tới ngành chăn nuôi trong nước, Cục Chăn nuôi lại cho rằng, đây là thực tế phải chấp nhận khi đã gia nhập WTO.
Cũng theo Cục chăn nuôi, không còn cách nào khác là người chăn nuôi trong nước phải chủ động nâng cao khả năng cạnh tranh, bằng việc tăng sản lượng, chất lượng và giảm giá thành.
Để làm được điều này, bà con phải chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, tăng cường liên doanh liên kết, áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học để đảm bảo an toàn thực phẩm, từ đó cạnh tranh bền vững với sản phẩm nhập khẩu.
Dự kiến tháng 12 tới, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ, hiện Cục đang hoàn tất nội dung dự thảo này. Bản dự thảo cũng xác định, chăn nuôi nông hộ sẽ còn tồn tại 10-20 năm nữa tại nước ta, do đó cần có giải pháp hỗ trợ hợp lý để thúc đẩy chăn nuôi trong nước phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Tuy được cảnh báo là dịch bệnh nguy hiểm nhưng đến nay, bệnh trắng lá mía trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vẫn chưa được khống chế.

Gia đình ông Hà Trọng Tâm ở khu 4, xã Liên Hoa, huyện Phù Ninh là một trong những hộ có năng suất chè cao nhất ở xã, bình quân đạt khoảng 18 đến 20 tấn/ha/năm. Với diện tích gần 4ha chè và chế biến chè khô, mỗi năm gia đình ông thu được gần 200 triệu đồng, trừ chi phí cũng còn lãi xấp xỉ 100 triệu đồng.

“Trứng gà Văn Học” giờ đây đã trở thành một trong những thương hiệu thực phẩm sạch được siêu thị Co.opMart Tam Kỳ tiêu thụ. chủ nhân của thương hiệu này là anh Nguyễn Văn Học ở thôn Phước An, xã Tam An (Phú Ninh).

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, niên vụ mía 2014-2015, toàn tỉnh xuống giống được 12.558ha mía, tập trung ở huyện Phụng Hiệp, TX.Ngã Bảy, TP.Vị Thanh và một phần huyện Long Mỹ. Hiện các ruộng mía đang ở độ tuổi từ 7-9 tháng, dự kiến trong tuần tháng 9 tới đây một số địa phương sẽ tiến hành thu hoạch.

Được biết, từ giữa tháng 7 đến nay, ngoài việc khẩn trương tiêm 500 liều vắc xin bao vây, khống chế dịch tại 2 xã bùng phát mầm bệnh thì cơ quan thú y huyện Duy Xuyên cũng tổ chức chích ngừa 600 liều vắc xin lở mồm long móng cho trâu bò ở 12 xã, thị trấn khác. Cạnh đó, đơn vị này còn chi viện cho chính quyền các địa phương hơn 200 lít hóa chất sát trùng để duy trì thường xuyên khâu phun tiêu độc trên phạm vi rộng.