SBIC Hiện Đại Hóa Đội Tàu Khai Thác Thủy Sản

Ngày 18-4, tại Nam Định, Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Sông Đào (thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy-SBIC) đã bàn giao chiếc tàu đánh cá vỏ thép lưới rê số 2-thiết kế V011 cho ngư dân Trần Văn Châu (huyện Hải Hậu-Nam Định).
Đây là dấu mốc quan trọng của SBIC nhằm thực hiện Đề án hiện đại hóa đội tàu khai thác thủy sản thay thế hàng chục ngàn tàu cá vỏ gỗ thành vỏ thép, bảo đảm sản lượng cũng như chất lượng thủy sản và đặc biệt an toàn cho ngư dân trên các ngư trường xa bờ.
Tàu đánh cá vỏ thép lưới rê số 2 là một trong 6 tàu mẫu đánh cá vỏ thép khác nhau được SBIC sử dụng nguồn vốn của Tổng Công ty, rà soát, thử nghiệm và tập trung đóng nhằm phục vụ tốt nhất cho các ngư dân tại các vùng biển ba miền Bắc Trung Nam.
Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng gần 25.000 tàu gỗ có nhu cầu chuyển sang tàu vỏ thép. Việc có một đội tàu đánh cá vỏ thép có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại trong đánh bắt xa bờ và bảo quản hải sản sẽ giúp chất lượng hải sản giảm sút ít đi trong quá trình đánh bắt dài ngày trên biển; tàu có thể đi xa hơn và lâu hơn tàu vỏ gỗ, tăng hiệu quả lao động và bảo đảm an toàn cho ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Tát Ngà là một trong những xã có diện tích gieo trồng cao của huyện với 161 ha, thời tiết thuận lợi như hiện nay, nhiều diện tích lúa mùa sớm của xã đã chín rộ, nhân dân đang tích cực thu hoạch. Cùng với các hộ dân khác trong thôn, vụ này gia đình anh Trần Văn Pảo thôn Tát Ngà gieo cấy được trên 30 kg giống.

Nằm sâu dưới chân núi trên địa bàn thôn Bản Chang, một trong những thôn, bản xa nhất và khó khăn nhất của xã Quảng Ngần (Vị Xuyên), cơ sở HTX chè xanh Sáng Thu đang nỗ lực xây dựng cho cây chè Quảng Ngần một thương hiệu mang tên chè xanh Shan tuyết Sáng Thu.

Tỉnh ta cũng đã thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành NN với mục tiêu khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển NN, nông thôn (NT) bền vững cả về KT-XH và môi trường; tăng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của các sản phẩm NN hàng hóa chủ lực; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân NT, góp phần giảm nghèo bền vững, gắn với mục tiêu thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM...

Sản xuất trong điều kiện khó khăn, nhưng sản phẩm vụ đông bao giờ cũng cho giá trị kinh tế cao gấp 2-3 lần cây lúa. Xây dựng vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, chuyển từng bước tư duy lẫn hình thức sản xuất của người nông dân từ truyền thống sang hàng hóa trên cơ sở nhu cầu thị trường đang là sự lựa chọn của nhiều địa phương ở Hà Tĩnh…

Từ năm 2012 đến nay kinh tế trang trại của huyện Thanh Sơn đã có sự phát triển rõ nét, số trang trại, gia trại ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô hoạt động.