Trang chủ / Rau củ quả / Đậu tương

Sâu Xanh Da Láng Hại Đậu Và Cách Phòng Trừ

Sâu Xanh Da Láng Hại Đậu Và Cách Phòng Trừ
Ngày đăng: 31/05/2014

Nếu có nguồn thức ăn đầy đủ, sâu xanh da láng dễ phát triển thành dịch và có tính kháng thuốc rất cao.

Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), một trong những dịch hại chính trên đậu phộng (lạc), thuộc họ Ngài đêm (Noctuidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Đây là loại sâu đa thực, cắn phá trên nhiều loại cây trồng như đậu, hành, đậu nành, cà chua, bông vải…

Trên đậu phộng, sâu xanh da láng gây hại bằng cách cắn đọt, ăn thịt lá, lá bị hại xơ xác chỉ còn lại gân, nếu bị hại nặng, lá bị cắn trụi, năng suất có thể giảm 50 - 60%.

Sâu trưởng thành là một loại ngài đêm (bướm) hoạt động chủ yếu vào ban đêm, sâu có màu xám nhạt, cuối bụng con cái có một chùm lông, cánh trước có màu nâu đất, trên cánh có những đường vân.

Bướm cái đẻ nhiều ổ, mỗi ổ hàng trăm trứng, 3 - 5 ngày sau khi đẻ, trứng nở thành sâu non, sâu non có 6 tuổi, màu sắc thay đổi, bóng, ít lông tơ, trên lưng có nhiều sọc, đặc biệt dọc hai bên sườn có 2 sọc lớn màu sẫm.

Sâu mới nở sống tập trung quanh ổ trứng, bắt đầu gây hại bằng cách ăn các phần non của cây như lá non chỉ chừa lớp biểu bì, búp, nụ bông, trái non, sâu tuổi lớn ăn phá mạnh hơn, cắn khuyết lá thành những lổ lớn và có xu hướng phân tán sang các cành lá, cây khác. Sâu hại mạnh lúc sáng sớm hay chiều mát.

So với sâu khoang, sâu xanh da láng hoạt động và phá hại mạnh hơn. Sâu hoá nhộng trong đất, lùm cỏ hoặc tàn dư thực vật, nhộng màu vàng, được bọc trong một lớp đất. Vòng đời khoảng 30 - 35 ngày. Nếu có nguồn thức ăn đầy đủ, sâu xanh da láng dễ phát triển thành dịch và có tính kháng thuốc rất cao. Vụ sau thường bị hại nặng hơn vụ trước, sâu thường gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết khô hanh, nắng nóng, ít mưa.

Sâu có nhiều thiên địch ký sinh (ong), ăn thịt, vi khuẩn, nấm và virus NPV...

Phòng trị: Tuỳ điều kiện cụ thể, có thể vận dụng các biện pháp sau: Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch. Luân canh với cây trồng cạn, cây lúa nước. Cày ải diệt sâu, nhộng. Trồng mật độ thích hợp. Ngắt ổ trứng (1 ổ trứng, sau khi nở phát tán hàng trăm con sâu). Bón phân cân đối, hợp lý.  Nếu sâu xuất hiện mật số cao, gây hại rộng cần phải phòng trị bằng thuốc hoá học đặc trị như thuốc Sherzol 205 EC, Lancer 97DF, Comda gold 5 WD.

Cần lưu ý phun thuốc lúc sáng sớm hay chiều mát, phun sớm khi sâu non mới nở đang tập trung thành từng đàn, do sâu mau kháng thuốc nên cần luân phiên với các thuốc trừ sâu khác có gốc hoá học và cách tác động khác.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Đậu Nành Rau Trồng Đậu Nành Rau

Các loại đất màu và đất lúa chủ động tưới tiêu đều có thể trồng được đậu nành rau. Nhưng những loại đất thịt nhẹ, có độ phì cao, tơi xốp thì đậu nành rau sẽ thu được năng suất cao. Độ pH thích hợp cho đậu nành rau là 5,8 - 6,5

29/07/2011
Bệnh Héo Rũ Bệnh Héo Rũ

Bệnh xuất hiện ở cây con và cả cây trưởng thành. các lá dưới thấp bị vàng trước rồi lan dần lên các lá trên, sau cùng cả cây bị vàng héo, lá rụng dần. Rễ bị thối, phát triển kém

11/08/2011
Sâu Bệnh Thường Gặp Trên Cây Đậu Nành Sâu Bệnh Thường Gặp Trên Cây Đậu Nành

Có thể nói, hiện nay, các nhóm cây thuộc họ đậu như cây đậu phộng (lạc), đậu xanh, đậu nành (đậu tương)... ngày càng được nông dân, đặc biệt vùng Đồng bằng sông Cửu Long chú ý đến.

08/07/2013
Thâm Canh Đậu Tương Đông Thâm Canh Đậu Tương Đông

Thời vụ trồng đậu tương đông từ 25-8 đến 5-10. Để đảm bảo năng suất, chất lượng hạt giống, tốt nhất nên trồng kết thúc trước 30-9.

25/07/2013
Làm Mạ Cho Đậu Tương Hè Làm Mạ Cho Đậu Tương Hè

Thời vụ trồng đậu tương hè giữa hai vụ lúa năm nay rất ngắn, 15/6 - 25/6. Trồng đậu trên những chân ruộng thu hoạch lúa muộn sau 25/6, để đảm bảo thời vụ cho cây trồng sau, bà con cần làm mạ đậu tương. Làm mạ đậu tương hè, cho phép rải vụ, rút ngắn được thời vụ được 5 - 7 ngày.

31/07/2013