Sau Tôm Lại Đến Lượt Cá Chết Hàng Loạt

Hiện tượng tôm chết hàng loạt ở xã Tượng Sơn chưa nguôi thì vài ngày nay, nhiều hộ dân ở xã Thạch Tân (Thạch Hà - Hà Tĩnh) lại điêu đứng vì cá chết.
Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Ninh (thôn Trung Hòa, xã Thạch Tân) thả nuôi 3.000 con cá (chép, mè, trôi, trắm) theo hình thức thâm canh, trên diện tích 1ha. Đang vui vì cá phát triển tốt, dự báo một mùa thu hoạch cao thì trong 2 ngày nay, gần 3.000 con cá nước ngọt do trong ao nhà ông Ninh bị chết hàng loạt, gây thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Ông Ninh cho biết, tình trạng cá chết bắt đầu sau những trận mưa lớn do cơn bão số 2.
Không riêng gia đình ông Ninh, gia đình ông Lê Văn Liêm ở thôn Tiến Bộ và 2 gia đình khác ở thôn Tân Hòa (Thạch Tân) cũng chung tình trạng trên.
Được biết, toàn xã Thạch Tân có 41 hộ nuôi 36,5 ha cá nước ngọt theo hình thức thâm canh.
Trước tình hình đó, Phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà đã cử cán bộ chuyên môn xuống tận các hộ nuôi làm rõ nguyên nhân. Bà Huỳnh Thị Ánh Diệu - chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà cho biết: do môi trường trong ao nuôi không đảm bảo, lượng thức ăn không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến việc cá bị sốc môi trường và chết hàng loạt.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi Báo NTNN đăng tải 2 bài về thương hiệu gà đồi Yên Thế (Bắc Giang) bị “đánh cắp”, lãnh đạo huyện này cho biết sẽ kêu gọi các doanh nghiệp chung tay giúp sức bảo vệ thương hiệu này.

Trước thông tin dịch bệnh xảy ra ở một số tỉnh miền Trung, phía Bắc và việc Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt từ Việt Nam, giá heo hơi chỉ còn khoảng 3,6 triệu – 3,8 triệu đồng/tạ (giảm hơn 700.000 đ/tạ so cùng kỳ). Với mức giá này, người nuôi heo trong tỉnh An Giang lỗ từ 200.000 đ – 400.000 đ/tạ, do giá thành mỗi tạ heo khoảng 4 triệu đồng. Đây là nguyên nhân chính tác động đến phát triển nghề nuôi heo ở các địa phương, đến thời điểm 1-4, tổng đàn toàn tỉnh An Giang khoảng 167.000 con, giảm 6% so với cùng kỳ.

Ngày 27/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm xảy ra ở nhiều hồ nuôi của các hộ gia đình, theo kết quả xét nghiệm thì nguyên nhân dịch bệnh ở một số hồ nuôi được xác định là do bệnh teo gan, số còn lại chưa rõ nguyên nhân.

Năm 2013, huyện Vạn Ninh thả nuôi trên 180 ha tôm chân trắng, trong đó nuôi thâm canh theo công nghệ cao chiếm 25%, còn lại nuôi trong ao đất. Đối với tôm nuôi trong ao đất, tình hình vẫn không khả quan do tôm bị dịch. Tuy nhiên, các hộ nuôi tôm theo công nghệ cao lại được mùa do đảm bảo được các yếu tố như thức ăn, nguồn nước, môi trường.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử cho biết, sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô cả hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.