Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sầu Riêng Tuột Giá Vì Cắt Bán Trái Non

Sầu Riêng Tuột Giá Vì Cắt Bán Trái Non
Ngày đăng: 15/12/2014

Từ mức giá kỷ lục 125.000 đồng/kg bán tại vườn thời điểm cuối tháng 11, hiện giá sầu riêng tại Tiền Giang rớt xuống chỉ còn trên dưới 50.000 đồng/kg khiến nhiều nông dân và cả thương lái thiệt hại nặng.

Theo một thương lái, sầu riêng lâu nay chủ yếu được xuất tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc, một số ít bán qua Campuchia. “Riêng năm nay, do sản lượng và diện tích nghịch mùa ít, trong khi nhu cầu của khách hàng tăng nên "hút" hàng. Vì vậy, để mua được sầu riêng, nhiều thương lái đã cạnh tranh quyết liệt và đẩy giá lên cao. Thậm chí, có người còn mua và cắt luôn sầu riêng chưa đủ độ già để đem đóng thùng xuất khẩu, đến khi giao hàng thì sầu riêng chưa... kịp chín hoặc thối nên bị đối tác từ chối không nhận, khiến cho giá tuột dốc thê thảm”, người này nói.

Ông Ngô Quốc Cường, Phó bí thư Đảng ủy xã Long Trung (H.Cai Lậy), đồng thời cũng là một nông dân trồng sầu riêng, lại cho rằng giá sầu riêng tuột dốc còn có nguyên nhân do sầu riêng chính vụ chuẩn bị thu hoạch, đồng thời sầu riêng Mong Thong của Thái Lan cũng bắt đầu đưa ra thị trường nên “đụng hàng”. Hiện nhà vườn kêu giá 50.000 đồng/kg nhưng thương lái cũng không mua.

Anh Nguyễn Văn Năm, một nông dân ở xã Long Trung (H.Cai Lậy), cũng cho biết: “Thông thường sầu riêng giống Ri-6 sẽ thu hoạch sau 3 tháng kể từ lúc hoa nở, nhưng cũng còn tùy theo điều kiện thời tiết mà trái có thể chín muộn hơn. Vậy mà lúc đang sốt giá, vườn sầu riêng của tôi còn chưa chín nhưng thương lái cứ quyết liệt đòi mua với giá 110.000 đồng/kg rồi họ cắt luôn khi trái mới được 80 ngày”. Còn chị Kim Nguyên (xã Long Tiên, H.Cai Lậy) kể: “Lúc thương lái tới mua giá 100.000 đồng/kg với điều kiện phải cho cắt ngay thì tôi quyết từ chối vì trái chưa già nên chỉ nhận tiền cọc. Đến khi giá tuột xuống thì họ tới năn nỉ, xin giảm giá, nếu không thì họ bỏ tiền cọc, không cắt. Thế là tôi bị thiệt vì đã không bán trái non”.

Hiện nay, trên một đoạn đường chưa đầy 5 km của tỉnh lộ 867 và 868 thuộc 2 xã Long Trung và Tam Bình (H.Cai Lậy) có tới hơn 100 vựa mua sầu riêng, trong đó 7 đầu mối bán trực tiếp qua Trung Quốc, còn lại là những vựa làm vệ tinh cho các đầu mối lớn để ăn tiền chênh lệch. Bên dưới mỗi vựa vệ tinh còn có hàng chục lái con, những người này tỏa đi khắp nơi để “săn” sầu riêng cho các vựa.

Theo bà B., chủ một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây, giá sầu riêng tuột dốc còn có lý do tại... mình. “Khi thấy thương lái cứ nâng giá liên tục và cắt cả trái chưa chín thì tôi ngưng không mua nữa, vì lúc đó tôi chỉ ký hợp đồng xuất được với mức giá dưới 135.000 đồng/kg. Chính sự cạnh tranh không lành mạnh đã làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng sản phẩm. Chúng tôi tha thiết mong có một tổ chức đứng ra điều tiết, hướng dẫn việc mua bán, xuất khẩu trái cây để tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, gây thiệt hại cho nông dân”, bà B. nói.

Nguồn bài viết: http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/sau-rieng-tuot-gia-vi-cat-ban-trai-non-517073.html


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Chế Tạo Máy Phun Thuốc Điều Khiển Từ Xa Nông Dân Chế Tạo Máy Phun Thuốc Điều Khiển Từ Xa

Anh Nguyễn Hoàng Phi ở ấp Hòa Thạnh, xã Châu Phong, TX. Tân Châu, An Giang đã sáng chế và ứng dụng thành công máy phun thuốc điều khiển từ xa và tự động cuộn dây trên đồng. Chiếc máy đoạt giải 3 tại Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh An Giang năm 2012 và anh đã ra Hà Nội tham gia chương trình Nhà sáng chế trên VTV2 vào cuối tháng 3/2013 vừa qua.

20/04/2013
Mô Hình Nuôi Heo Trại Lạnh - Hướng Đi Bền Vững Cho Người Chăn Nuôi Ở Bình Dương Mô Hình Nuôi Heo Trại Lạnh - Hướng Đi Bền Vững Cho Người Chăn Nuôi Ở Bình Dương

Thời điểm năm 2010 và 2011, khi dịch bệnh “tai xanh” hoành hành trên đàn heo, anh Trần Đình Hiển (ấp 9, xã An Linh, Phú Giáo, Bình Dương) lại thắng lớn với lợi nhuận gần 1 tỷ đồng từ trại heo của mình nhờ đàn heo không dính dịch bệnh “tai xanh”. Để có được kết quả này, anh Hiển đã áp dụng mô hình nuôi heo trại lạnh. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và là hướng đi bền vững cho người chăn nuôi heo trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên hoành hành như hiện nay.

13/09/2012
Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Phấn Trắng Trên Cây Cao Su Ở Quảng Bình Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Phấn Trắng Trên Cây Cao Su Ở Quảng Bình

Thời gian qua, do thời tiết nắng mưa xen kẽ, đêm và sáng có sương mù, độ ẩm cao đã tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng trên cây cao su phát triển.

22/04/2013
Mô Hình Tôm - Lúa Bền Vững Mô Hình Tôm - Lúa Bền Vững

Mô hình tôm - lúa (1 vụ tôm, 1 vụ lúa) đã khẳng định được tính hiệu quả cũng như tính thích nghi đối với khu vực ven biển ĐBSCL; tiềm năng mỗi năm có thể mở rộng SX lên 200.000 - 250.000 ha, sản lượng đạt khoảng 1 triệu tấn lúa hữu cơ, đặc sản và trên 100.000 tấn tôm sạch phục vụ nhu cầu chế biến XK.

24/09/2012
Tìm Đầu Ra Cho Cây Điều Ở Đồng Nai Tìm Đầu Ra Cho Cây Điều Ở Đồng Nai

Trong khi một số nhà máy sản xuất hạt điều xuất khẩu lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thiếu nguyên liệu, phải thường xuyên nhập khẩu thì nông dân trồng điều lại không dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Nghịch lý trên tồn tại nhiều năm qua, một phần do thiếu sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

24/09/2012