Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sầu Riêng Trồng Ở Tiền Giang Đạt Giá Cao Nhất Từ Trước Đến Nay

Sầu Riêng Trồng Ở Tiền Giang Đạt Giá Cao Nhất Từ Trước Đến Nay
Ngày đăng: 05/11/2014

Những ngày đầu tháng 11/2014, nông dân vùng chuyên canh sầu riêng ở Tiền Giang phấn khởi bởi loại quả đặc sản này có giá kỷ lục từ trước đến nay.

Theo ông Trần Văn Bé Tư, Bí thư Đảng ủy xã Tam Bình (huyện Cai Lậy), vùng chuyên canh sầu riêng lớn của tỉnh, giá sầu riêng thương lái thu mua trên dưới 70.000 đồng/kg đối với giống sầu riêng Mong Thong, trên 60.000 đồng/kg đối với giống sầu riêng Ri 6, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với tháng trước.

Ông Nguyễn Văn Lâm, một nông dân sản xuất giỏi tại địa phương, cho biết gia đình vừa thu hoạch hai công sầu riêng (0,2ha) với sản lượng khoảng 8 tấn. Giá bán bình quân là 70.000 đồng/kg, thu về 560 triệu đồng, trừ chi phí lãi 500 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo ông Lâm, hiện là thời điểm nghịch vụ nên sản lượng sầu riêng còn ít, những hộ trúng mùa như ông không nhiều lắm. Dự kiến, khoảng 1 tháng tới, sầu riêng mới đến kỳ thu hoạch rộ.

Thời gian qua, Tiền Giang đã xây dựng được vùng trồng chuyên canh sầu riêng khoảng 7.000ha tập trung tại các xã ven sông Tiền thuộc huyện Cai Lậy và thị xã Cai Lậy. Trong đó, khoảng 6.000ha đang cho trái.

Gần đây, áp dụng kỹ thuật xiết nước và thâm canh khoa học, nông dân vùng trồng sầu riêng chủ động thu hoạch rải vụ quanh năm tránh tình trạng trúng mùa, mất giá.

Với năng suất bình quân 20 tấn/ha và giá hiện nay, nông dân có sầu riêng thu hoạch đúng thời điểm này đạt giá trị sản lượng 1,2-1,4 tỷ đồng/ha, sau khi trừ chi phí lãi không dưới 1 tỷ đồng. Những nông dân sản xuất giỏi có thể đạt năng suất đến 40 tấn/ha, thu nhập cao gấp đôi.


Có thể bạn quan tâm

Gà nội lép vế trước gà nhập khẩu Gà nội lép vế trước gà nhập khẩu

Giá gà nhập khẩu vào các siêu thị rẻ, lượng nhập lớn, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi cao, nhiều rủi ro trong dịch bệnh là nguyên nhân khiến người nuôi gà theo mô hình trang trại, gà công nghiệp trong tỉnh Nghệ An đang bị “lép vế”.

06/08/2015
Phú Bình (Thái Nguyên) có 109 trang trại chăn nuôi gà Phú Bình (Thái Nguyên) có 109 trang trại chăn nuôi gà

Những năm gần đây, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã có nhiều biện pháp nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gà như: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh, Trung ương mời chuyên gia chăn nuôi đầu ngành về tập huấn, hướng dẫn, xây dựng quy trình chăn nuôi gà, quản lý tốt đầu vào, như thức ăn, thuốc thú y, con giống.

06/08/2015
Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng không dễ như mong đợi Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng không dễ như mong đợi

Sau hơn một năm triển khai thực hiện, Dự án Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2013 – 2020 đã bắt đầu bộc lộ những khó khăn nhất định. Sự kỳ vọng về giảm nghèo bền vững từ nghề nuôi bò sữa vì thế cũng khó đạt được như mong đợi.

06/08/2015
Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lúng túng, thiếu đồng bộ Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lúng túng, thiếu đồng bộ

Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi trong cả nước, đặc biệt là thời gian tới khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chính thức có hiệu lực thì nhiều sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm nhập của các nước có thuế bằng 0% sẽ ồ ạt vào thị trường Việt Nam, sẽ tác động mạnh vào ngành chăn nuôi trong nước, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc triển khai ở một số địa phương còn nhiều bất cập…

06/08/2015
Bình Thuận chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm Bình Thuận chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận chưa xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên heo. Hiện tại, ngành đang tập trung chỉ đạo chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm…

06/08/2015