Sầu Riêng Ri 6 Lên Ngôi

Tổ Hợp tác sản xuất sầu riêng ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B (Chợ Lách - Bến Tre) chuyên trồng sầu riêng Ri 6.
Tổ được thành lập vào năm 1999, có 16 hộ tham gia, về sau số lượng ngày một tăng lên. Đến nay, có 34 hộ, sản xuất trên 30 hecta. Tất cả các thành viên trong tổ đều thực hiện cải họ cây sầu riêng, vươn lên phát triển kinh tế. Cải họ là ghép giống sầu riêng Ri 6 vào cây sầu riêng giống khác (khổ qua, bí, Thái Lan) có thân cao, nhằm thuần hóa giống Ri 6 chất lượng cao, được nhiều khách hàng ưa chuộng, giá bán cao gấp 2 lần so với sầu riêng giống khác. Từ đó, nhiều hộ dân trồng sầu riêng ở Trung Hiệp chuyển sang cải họ, cắt ghép nhưng không bỏ gốc. Sau hai năm, cây sẽ cho trái là giống sầu riêng được ghép. Năng suất sầu riêng cải họ không tăng nhưng giá trị tăng gấp đôi.
Giá sầu riêng Ri 6 dao động từ 26 - 28 ngàn đồng/kg đã kịp xoa dịu nỗi buồn thất mùa của nhiều hộ dân nơi đây. Ông Nguyễn Văn Bé - Tổ trưởng Tổ hợp tác sầu riêng cho biết: “Năm nay, sầu riêng không nhiều trái như mọi năm, nhưng nhà vườn phấn khởi vì giá sầu riêng Ri 6 đang tăng cao. Thương lái tìm đến tận vườn hái rồi đóng thùng, nhà vườn chỉ ngồi chờ đếm tiền. Còn các loại sầu riêng khổ qua, bí, Thái Lan” thì người dân phải tự hái, tự chuyên chở tìm nơi tiêu thụ.
Gần đó, ông Bùi Văn Chiến - thành viên của Tổ chia sẻ, vườn nhà trồng nhiều giống sầu riêng nhưng chất lượng không cao, thêm phần buôn bán khó khăn nên chuyển qua trồng giống sầu riêng Ri 6 thấy có hiệu quả. Vừa rồi, tôi bán giá 26 ngàn đồng/kg, thương lái cắt xô (không phân biệt độ lớn nhỏ, chất lượng của sầu riêng), 6 tấn, tôi thu về trên 150 triệu đồng. Nhờ thuần hóa giống Ri 6 đem lại chất lượng cao, trái sầu riêng đẹp, không sâu, đạt 85 - 90%, ông Chiến có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.
Ông Bé cho biết thêm: Với kinh nghiệm tích lũy và những kiến thức thu được sau các chuyến tham quan thực tế, việc cải họ sầu riêng Ri 6 thật sự hiệu quả. Trồng sầu riêng không tốn nhiều phân, thuốc, chủ yếu là nhà vườn sử dụng phân hữu cơ, thuốc dưỡng cây, thuốc trừ sâu và kết hợp chế độ nước tưới cho thích hợp. Đặc biệt, nhà vườn cần chú ý vệ sinh nguồn nước để tránh nguy cơ bệnh xì mủ trên thân cây và con xoắn tóc đục thân làm chết cây.
Hiện nay, bà con địa phương đã thu hoạch xong vụ sầu riêng, đang bắt đầu tập trung cải họ sầu riêng sang giống Ri 6 nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Xã Bình Khê vốn là vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất của huyện Đông Triều, riêng diện tích trồng vải của xã là 500 ha. Những năm được mùa vải như năm 2011, sản lượng đạt khoảng 5.000 - 6.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch càng lớn thì nỗi lo “được mùa - mất giá” lại càng nhiều. Giá bán vải quá thấp chỉ 2.000 - 3.000 đồng/kg

Mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả ở Đại Đức (Hải Dương) đem lại hiệu quả kinh tế khá, đời sống người dân được cải thiện...

Giá cá tra ở ĐBSCL sau ba tháng giảm, một tháng cầm cự, từ đầu tháng 10/2011 tiếp tục tăng mạnh lên 27.000 đồng/kg cá loại 1 và các nhà máy chế biến xuất khẩu lại trở nên sôi động

Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau là nơi có diện tích nuôi tôm xen canh với nuôi cua lớn nhất của tỉnh Cà Mau, với hơn 25.600 ha. Nơi đây còn là đầu mối tập kết của hàng trăm thương lái trong tỉnh, hàng ngày thu gom cua ở các vuông tôm vận chuyển đến bán cho các chủ vựa thu mua cua tại thị trấn Năm Căn

Qua bình xét cuối năm 2011 xã Bình Đông, thị xã Gò Công (TXGC), tỉnh Tiền Giang có 219 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, những nông dân này đã thành công trong nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế gia đình tại địa phương - trong số này có gia đình ông Nguyễn Văn Hai, ấp Hồng Rạng, xã Bình Đông đã thành công với mô hình nuôi rắn mối.