Sầu Riêng Khánh Sơn Trước Nguy Cơ Biến Mất

Năm nay, thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn nhiều nguy cơ bị biến mất bởi nắng hạn, khiến cho các nhà vườn rơi vào cảnh mất mùa.
Sầu riêng Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có tiếng khắp cả nước bởi đặc sản này đưa ra thị trường trái với mùa sầu riêng của cả nước, cùng với hương vị khác biệt. Năm nay, nắng hạn kéo dài đã ảnh hưởng đến thương hiệu này. Không chỉ các vùng sản xuất lúa, các hoa màu ngắn ngày mà cả những vườn cây ăn trái lâu năm ở các tỉnh miền Trung cũng không thoát khỏi đợt nắng hạn.
Ở Khánh Sơn, có những gia đình trồng đến 700 cây sầu riêng, nhưng số trái sầu riêng có được lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những tháng qua, sầu riêng vẫn ra hoa, hoa thì nhiều nhưng đậu trái thì ít, mặc dù chủ vườn đã đầu tư không ít tiền vốn lẫn công chăm sóc.
Mất mùa sầu riêng, những nhà vườn ở miền núi Khánh Sơn không bất ngờ điều này vì đây là thực tế khó tránh khỏi bởi nắng hạn kéo dài suốt nhiều tháng qua. Khô héo, tỷ lệ đậu trái ở vườn sầu riêng giảm sút trầm trọng. Một số nhà vườn cố cứu vườn sầu riêng nhưng có được nguồn nước để tưới vườn cây lâu năm như sầu riêng là không dễ. Hơn nữa, một khi tưới nước, phải chấp nhận phát sinh chi phí. Vậy là không ít vườn sầu riêng bị bỏ mặc trong khô hạn.
Cứ sau mỗi ngày, 20 sông suối lớn nhỏ ở huyện miền núi Khánh Sơn càng trở nên khô kiệt. Thời tiết là vậy, trong khi ở Khánh Sơn lại không có hồ để tích trữ nước. Sau khi nhiều diện tích cây ngắn ngày phải bỏ hoang, giờ đây, nông dân lại lo lắng khi nắng hạn tiếp tục ảnh hưởng đến diện tích cây lâu năm.
Những vườn sầu riêng là nguồn thu nhập của nhiều gia đình ở miền núi Khánh Sơn. Sầu riêng Khánh Sơn đã có tiếng trên thị trường bởi đây là sầu riêng trái mùa, chất lượng ngon, rất được giá bán. Nay khô hạn đã lấy đi cơ hội đó của nông dân.
Tình cảnh khá phổ biến ở nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hiện nay tại miền Trung, đó là nếu sản xuất thì gặp lúng túng về nước tưới, gặp thiệt hại mà chi phí thì đội lên cao. Ngược lại, nếu không sản xuất thì nông dân không có thu nhập.
Vướng mắc này đang khiến cho miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa trong năm nay khó lòng giữ được danh tiếng về loại sầu riêng gắn liền với vùng đất.
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất rau là nghề truyền thống ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Những năm qua, việc canh tác rau của huyện giải quyết được phần lớn nhu cầu tiêu thụ rau xanh trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi địa phương.

Năm 2013, các đơn vị gồm Công ty Hồng Huế, Công ty Hoàng Vinh cùng tọa lạc ở TP.HCM và Công ty Cổ phần thủy sản Bạc Liêu thực hiện bao tiêu sản lượng 74ha đậu bắp với giá 7.000 đồng/kg (loại 1) và 25ha dưa lê với giá 9.500 đồng/kg của nông dân xã Tân Hòa (gần 14ha dưa lê của nông dân ở thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, Đồng Tháp).

Thành lập vào năm 2007, tới nay Bệnh viện cây trồng đã mở 6 lớp đào tạo kỹ năng “Bác sĩ cây trồng” với 240 lượt người tham gia.

Hiện nay, toàn xã đã có 81 hộ lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, với diện tích khoảng 16,8 ha. Ông Nguyễn Khắc Phòng (thôn Thái An), hướng dẫn chúng tôi ra thăm vườn nho của gia đình - một trong những hộ đầu tiên sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, cho biết: Với 1 ha nho, bình thường phải mất nhiều ngày để tưới, nhưng với hệ thống tưới nước tiết kiệm chỉ cần gần 2 tiếng đồng hồ, vườn nho đã được tưới đầy đủ. Vừa tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu, vừa giúp cây nho phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.

Theo số lieu thong kê của Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, niên vụ mía 2013-2014, vùng nguyên lieu huyện Trà Cú chỉ còn 6.000 ha