Sầu Riêng Khánh Sơn Trước Nguy Cơ Biến Mất

Năm nay, thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn nhiều nguy cơ bị biến mất bởi nắng hạn, khiến cho các nhà vườn rơi vào cảnh mất mùa.
Sầu riêng Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có tiếng khắp cả nước bởi đặc sản này đưa ra thị trường trái với mùa sầu riêng của cả nước, cùng với hương vị khác biệt. Năm nay, nắng hạn kéo dài đã ảnh hưởng đến thương hiệu này. Không chỉ các vùng sản xuất lúa, các hoa màu ngắn ngày mà cả những vườn cây ăn trái lâu năm ở các tỉnh miền Trung cũng không thoát khỏi đợt nắng hạn.
Ở Khánh Sơn, có những gia đình trồng đến 700 cây sầu riêng, nhưng số trái sầu riêng có được lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những tháng qua, sầu riêng vẫn ra hoa, hoa thì nhiều nhưng đậu trái thì ít, mặc dù chủ vườn đã đầu tư không ít tiền vốn lẫn công chăm sóc.
Mất mùa sầu riêng, những nhà vườn ở miền núi Khánh Sơn không bất ngờ điều này vì đây là thực tế khó tránh khỏi bởi nắng hạn kéo dài suốt nhiều tháng qua. Khô héo, tỷ lệ đậu trái ở vườn sầu riêng giảm sút trầm trọng. Một số nhà vườn cố cứu vườn sầu riêng nhưng có được nguồn nước để tưới vườn cây lâu năm như sầu riêng là không dễ. Hơn nữa, một khi tưới nước, phải chấp nhận phát sinh chi phí. Vậy là không ít vườn sầu riêng bị bỏ mặc trong khô hạn.
Cứ sau mỗi ngày, 20 sông suối lớn nhỏ ở huyện miền núi Khánh Sơn càng trở nên khô kiệt. Thời tiết là vậy, trong khi ở Khánh Sơn lại không có hồ để tích trữ nước. Sau khi nhiều diện tích cây ngắn ngày phải bỏ hoang, giờ đây, nông dân lại lo lắng khi nắng hạn tiếp tục ảnh hưởng đến diện tích cây lâu năm.
Những vườn sầu riêng là nguồn thu nhập của nhiều gia đình ở miền núi Khánh Sơn. Sầu riêng Khánh Sơn đã có tiếng trên thị trường bởi đây là sầu riêng trái mùa, chất lượng ngon, rất được giá bán. Nay khô hạn đã lấy đi cơ hội đó của nông dân.
Tình cảnh khá phổ biến ở nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hiện nay tại miền Trung, đó là nếu sản xuất thì gặp lúng túng về nước tưới, gặp thiệt hại mà chi phí thì đội lên cao. Ngược lại, nếu không sản xuất thì nông dân không có thu nhập.
Vướng mắc này đang khiến cho miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa trong năm nay khó lòng giữ được danh tiếng về loại sầu riêng gắn liền với vùng đất.
Có thể bạn quan tâm

Vùng biển phía Tây Nam gần đây lại nóng lên với những chuyến tàu ráo riết đổ về săn tìm tôm giống, tạo nên cơn sốt làm giàu của nhiều người.

Nhận thấy giá hạt ca-ri xuống thấp, không như 2 năm về trước, nên nông dân quyết định chặt bỏ loại cây này.

Nắng hạn cùng với việc chuyển đổi cây trồng không phù hợp của Cty TNHH Nông Công nghiệp Hà Trung khiến hàng chục hécta khoai môn của các hộ dân “chết lụi”, không cho thu hoạch.

Năm 2015, sản lượng hồ tiêu ước đạt khoảng 126.000 tấn, giá trị xuất khẩu (XK) khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện tại, tiêu chưa xay của Việt Nam chiếm đến 83% các mặt hàng hồ tiêu, cho nên giá trị đem lại chưa cao.

Song hành với vai trò là “Vùng động lực” trong phát triển KT-XH của tỉnh, Bắc Quang là huyện ít nhận được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng chính điều đó đã trở thành cơ hội để huyện Bắc Quang bứt phá, tạo dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (SXNN) bằng chính nội lực của mình.