Sầu Riêng Khánh Sơn Trước Nguy Cơ Biến Mất

Năm nay, thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn nhiều nguy cơ bị biến mất bởi nắng hạn, khiến cho các nhà vườn rơi vào cảnh mất mùa.
Sầu riêng Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có tiếng khắp cả nước bởi đặc sản này đưa ra thị trường trái với mùa sầu riêng của cả nước, cùng với hương vị khác biệt. Năm nay, nắng hạn kéo dài đã ảnh hưởng đến thương hiệu này. Không chỉ các vùng sản xuất lúa, các hoa màu ngắn ngày mà cả những vườn cây ăn trái lâu năm ở các tỉnh miền Trung cũng không thoát khỏi đợt nắng hạn.
Ở Khánh Sơn, có những gia đình trồng đến 700 cây sầu riêng, nhưng số trái sầu riêng có được lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những tháng qua, sầu riêng vẫn ra hoa, hoa thì nhiều nhưng đậu trái thì ít, mặc dù chủ vườn đã đầu tư không ít tiền vốn lẫn công chăm sóc.
Mất mùa sầu riêng, những nhà vườn ở miền núi Khánh Sơn không bất ngờ điều này vì đây là thực tế khó tránh khỏi bởi nắng hạn kéo dài suốt nhiều tháng qua. Khô héo, tỷ lệ đậu trái ở vườn sầu riêng giảm sút trầm trọng. Một số nhà vườn cố cứu vườn sầu riêng nhưng có được nguồn nước để tưới vườn cây lâu năm như sầu riêng là không dễ. Hơn nữa, một khi tưới nước, phải chấp nhận phát sinh chi phí. Vậy là không ít vườn sầu riêng bị bỏ mặc trong khô hạn.
Cứ sau mỗi ngày, 20 sông suối lớn nhỏ ở huyện miền núi Khánh Sơn càng trở nên khô kiệt. Thời tiết là vậy, trong khi ở Khánh Sơn lại không có hồ để tích trữ nước. Sau khi nhiều diện tích cây ngắn ngày phải bỏ hoang, giờ đây, nông dân lại lo lắng khi nắng hạn tiếp tục ảnh hưởng đến diện tích cây lâu năm.
Những vườn sầu riêng là nguồn thu nhập của nhiều gia đình ở miền núi Khánh Sơn. Sầu riêng Khánh Sơn đã có tiếng trên thị trường bởi đây là sầu riêng trái mùa, chất lượng ngon, rất được giá bán. Nay khô hạn đã lấy đi cơ hội đó của nông dân.
Tình cảnh khá phổ biến ở nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hiện nay tại miền Trung, đó là nếu sản xuất thì gặp lúng túng về nước tưới, gặp thiệt hại mà chi phí thì đội lên cao. Ngược lại, nếu không sản xuất thì nông dân không có thu nhập.
Vướng mắc này đang khiến cho miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa trong năm nay khó lòng giữ được danh tiếng về loại sầu riêng gắn liền với vùng đất.
Có thể bạn quan tâm

Do mưa lớn những ngày qua, lượng nước rút chậm nên công tác khắc phục khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn.

Giữa Bộ NN-PTNT và Cục Hàng không (Bộ GT-VT) hiện đang có hai cách nói khác nhau về con cá tầm lưu thông ùn ùn trên thị trường. Trong khi Bộ NN-PTNT khẳng định, cá tầm nuôi ở trong nước chỉ đủ tiêu thụ tại xung quanh khu vực nuôi, cá nuôi ở miền Trung, Tây Nguyên còn nhiều hơn miền Bắc thì cá từ ngoài Bắc lại đang “chở bằng máy bay” ồ ạt vào miền Nam tiêu thụ, rõ ràng là cá tầm lậu. Song Cục Hàng không lại có nhận định khác.

Với quyết tâm chinh phục “đất nghèo”, ông Nguyễn Văn Hùng, ở thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) đã dày công cải tạo những thửa ruộng cằn cỗi thành trang trại sản xuất, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Thực hiện công tác dập dịch chổi rồng trên nhãn, tính đến nay, người dân các địa phương trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) tiếp tục cắt tỉa, phun thuốc đặc trị nhãn bệnh chổi rồng và đã có 330ha/550ha nhãn bị bệnh chổi rồng phục hồi.

Vừa qua, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã ký văn bản chỉ đạo thực hiện một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ để hạn chế dịch bệnh và triển khai có hiệu quả vụ nuôi tôm năm 2013.