Sầu Riêng Được Mùa, Giá Bình Ổn Ở Đạ Huoai (Lâm Đồng)

Được biết, vụ mùa sầu riêng ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) năm 2013 vừa được mùa, và giá vẫn bình ổn (không tăng, không giảm). Chị Nguyễn Thị Minh Hằng, tiểu thương đã có 10 năm buôn bán sầu riêng ở xã Hà Lâm (huyện Đạ Huoai), cho biết: “Tôi thường đi vào tận vườn để mua sầu riêng, rồi chuyển ra Bắc bán cho thương lái.
Năng suất sầu riêng năm nay ở Đạ Huoai đạt từ 6 - 7,5 tấn/ha, gấp 3 lần so với năm 2012 (2 - 2,5 tấn/ha). Năm nay, sầu riêng chín sớm hơn khoảng 1 tháng so với mọi năm, nên trái bị thối, dập dường như không có. Mặc dù sầu riêng năm nay được mùa nhưng giá vẫn ổn định ở mức 8,5 - 9 ngàn đồng/kg (sầu riêng hạt) và 16 - 18 ngàn đồng/kg (sầu riêng cơm vàng, hạt lép)”. Hiện tại, mỗi ngày chị Hằng thu mua được từ 4 - 4,5 tấn sầu riêng các loại.
Cũng theo chị Hằng, sầu riêng Đạ Huoai (nói riêng) đang chịu sự cạnh tranh với sầu riêng nhiều tỉnh miền Tây, Đồng Nai và Đăk Lăk. Do vậy, để giá sầu riêng Đạ Huoai được ổn định, giúp người dân yên tâm đầu tư trồng loại trái cây này thì cần xây dựng một thương hiệu cho trái cây ở Đạ Huoai. Đặc biệt, là xây dựng thương hiệu cho trái sầu riêng.
Có thể bạn quan tâm

Mới 28 tuổi nhưng anh Vũ Ngọc Tuyến ở thôn Cá Nội, xã Hoàng Thắng (Văn Yên - Yên Bái) đã là chủ của một cơ sở sản xuất nấm sò và mộc nhĩ. Vụ đông xuân năm 2012 - 2013, gia đình anh đã thu lãi trên 60 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.

Gần đây, mô hình trồng cải thìa, cải rổ ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) phát triển mạnh, đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân địa phương.

Những dấu hiệu của bệnh tôm rất đa dạng, chúng xuất hiện nhiều trên cơ thể con tôm, có thể là biểu hiện của một hay nhiều tác nhân gây bệnh. Vì thế, khi chẩn đoán bệnh, cần nhận định được tác nhân chủ yếu gây bệnh để có hướng xử lý đúng đắn.

Để ổn định cuộc sống cho người dân tái định cư (TĐC) Thủy điện Sơn La trên địa bàn, các cấp, ngành chức năng tỉnh ta không chỉ tạo điều kiện tối ưu về phát triển hạ tầng cơ sở mà còn triển khai nhiều giải pháp tổ chức, hỗ trợ sản xuất cho người dân. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân TĐC đang dần tốt hơn, bà con yên tâm sản xuất...

Chỉ trong vòng 10 năm qua, các xã phía Nam Quốc lộ 1 của huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển nhanh diện tích vườn cây ăn trái với hơn 18.500 ha, sản lượng hàng năm trên 260.000 tấn trái cây.