Phát hiện hộ chăn nuôi sử dụng chất cấm vượt chuẩn 500 lần

Sau khi đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu của 6 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn đi xét nghiệm, kết quả cho thấy có 3 mẫu của 3 hộ chăn nuôi dương tính với chất cấm chăn nuôi thuộc nhóm beta-agonist.
Đáng chú ý, có mẫu nước tiểu lợn của một hộ chăn nuôi tại phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, vượt hơn 500 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Hiện tại, đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục áp dụng các biện pháp giám sát đàn lợn của 3 cơ sở có các mẫu phẩm dương tính với chất cấm trong chăn nuôi cho đến khi kết quả phân tích đạt kết quả mới cho xuất bán ra thị trường.
Bên cạnh đó, những hộ chăn nuôi trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời cơ quan điều tra công an tỉnh Đồng Nai sẽ làm rõ nguồn gốc của chất cấm trong chăn nuôi lợn.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có chỉ thị yêu cầu ngành nông nghiệp tăng cường lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Đối với các trường hợp mẫu xét nghiệm dương tính với chất cấm phải thực hiện ngay việc truy xuất nguồn gốc để xử lý nghiêm theo quy định; thực hiện “tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng yêu cầu lực lượng công an phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra các cơ sở thuốc thú y, các cơ sở chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là các đối tượng hoạt động vận chuyển, giết mổ, mua bán động vật trên địa bàn; tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc các hành vi vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Thú y, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang có diễn biến phức tạp, nhất là bệnh tai xanh.

Giống Kim cương 111 có cây cứng, chống tổ tốt, kháng được bệnh bạc lá và nhiễm rầy nhẹ...

Nhiều nông dân viết thư hỏi: "Tại sao cam, quýt, bưởi của tôi bị vàng lá, cho biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục?".

Hiện mô hình nuôi tôm ao nhỏ khoảng 2.000 m2 có xi phông đáy đang được nhiều trang trại khác ứng dụng. Tân Nam cũng là điểm sáng trong việc bảo vệ môi trường và cộng đồng.

Nước lũ nhỏ thì dịch bệnh và tàn dư của vụ trước khó bị tiêu diệt mà để lại sang vụ sau rất dễ bộc phát thành dịch hại. Cần chủ động phòng trừ đồng loạt nhằm giảm chi phí.