Sầu riêng được giá, bảo kê vườn hăm dọa thương lái

Người dân nơi đây cho biết, vụ sầu riêng này đạt năng suất cao nhất từ trước tới nay. Ước tính, năng suất sầu riêng ở Hà Lâm năm nay đạt trung bình 11-12 tấn/ha. Thậm chí, một số vườn sầu riêng ghép đạt năng suất 20-22 tấn/ha.
Giá sầu riêng cũng đang ở mức cao. Các loại sầu riêng ghép như Dona, Monthong, Ri6 đang được thương lái thu mua tại vườn 24.000-28.000 đồng/kg (tăng 8.000-10.000 đồng/kg so với năm 2014). Sầu riêng hạt được người dân bán tại vườn với giá từ 11.000-13.000 đồng/kg (tăng 4.000-6.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái).
Tuy vậy, nhiều nông dân hết sức lo lắng và bức xúc khi bị một số đối tượng tìm đến tận vườn ngăn chặn việc mua bán, “xin đểu”.
Chị Hồ Thị Vân (ngụ tại thôn 2, xã Hà Lâm) phản ánh: “Thương lái từ TP HCM, các tỉnh phía Bắc thường thu mua với giá cao hơn các thương lái tại địa phương, và họ đã bị các đối tượng hù dọa để lấy tiền hoa hồng. Chính điều này đã làm nhiều thương lái không dám quay lại. Bà con đều sợ các đối tượng này trả thù, nên chẳng ai dám lên tiếng”.
Hiện có hai đối tượng tên Lâm (ngụ tại thị trấn Đạ M’ri, H.Đạ Huoai) và tên Bờm (ngụ tại thôn 1, xã Hà Lâm) đang “bảo kê” cho nhiều đối tượng khác ở H.Tân Phú, Đồng Nai đến Hà Lâm để hù dọa thương lái. Sau khi tìm hiểu và nắm bắt lịch trình, khu vực thu mua của các thương lái, chúng đến tận vườn “làm giá” trước với nông dân, và tự đặt ra yêu cầu được “bảo kê” cho người dân để lấy tiền hoa hồng 1.000 đồng/kg.
Nhiều nông dân không đồng ý, liền bị “dằn mặt” và hăm dọa sẽ phá nát vườn sầu riêng. Mặt khác, đối với các thương lái tới thu mua, nếu không chịu chi tiền hoa hồng thì bị chúng tìm cách chặn xe không cho đưa sầu riêng ra khỏi vườn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Doãn Thành, Chủ tịch UBND xã Hà Lâm cho biết: “Chúng tôi đã nhận được phản ánh của người dân về sự việc này và đã báo cáo với lãnh đạo huyện. Công an huyện cũng đã thực hiện việc ngăn chặn các đối tượng này. Để người dân yên tâm, xã cũng đã cử các lực lượng phối hợp theo dõi thường xuyên, để nắm bắt tình hình và có cách xử lý kịp thời”.
Có thể bạn quan tâm

“Trúng mùa mất giá”, hay “đụng hàng dội chợ” là những điệp khúc mà người nông dân luôn phải đối mặt. Để né tranh diệp khúc này, nhiều nông dân trồng cây ăn trái đã tìm hướng đi mới cho mình bằng cách xử lý cho cây ra trái vụ nghịch, mục đích bán được giá cao và nông dân trồng chôm chôm java Nguyễn Văn Sum ấp Phụng Đức A, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách đã thành công trong việc xử lý cho cây chôm chôm ra trái vụ nghịch. Năng suất đạt trên 6 tấn thu lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng.

Sáng 6/6, Hội đồng khoa học tỉnh Phú Yên tổ chức xét duyệt và thông qua đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật và quy trình quản lý sản phẩm nâng cao giá trị tài sản trí tuệ và phát triển nhãn hiệu tập thể “Cá ngừ đại dương Phú Yên” (PHUYEN TUNA)”.

Phòng NN - PTNT Lục Ngạn (Bắc Giang) đang hỗ trợ 38 hộ nông dân ở thôn Thượng, xã Hồng Giang thực hiện mô hình trồng 4 ha giống cà chua Hồng Châu của Cty Sygenta Việt Nam. Đây là giống cà chua lai F1, có đặc điểm: kháng bệnh vàng xoăn lá tốt; sinh trưởng và phát triển khoẻ, chiều cao của cây đạt từ 1,2 – 1,4 m; tỷ lệ cây ra hoa và đậu quả sai (từ 80 – 120 quả/cây)

Hiện nay nhiều vùng nuôi tôm ở tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra tôm chết hàng loạt, khiến nông dân loay hoay chưa có biện pháp khắc phục. Đặc biệt 5 xã phía đông của huyện Tư Nghĩa đã xuống giống khoảng 150 ha diện tích ao, hồ, nhưng đã có hơn 100 ha tôm chết, khiến bà con rơi vào cảnh điêu đứng.

Tấm giấy chứng nhận GlobalGAP đã và đang nâng dần giá trị trái ngon ở ĐBSCL. Tuy vậy, bên cạnh cái được thì vẫn còn tồn tại cái chưa được GlobalGAP.