Sầu riêng được giá, bảo kê vườn hăm dọa thương lái

Người dân nơi đây cho biết, vụ sầu riêng này đạt năng suất cao nhất từ trước tới nay. Ước tính, năng suất sầu riêng ở Hà Lâm năm nay đạt trung bình 11-12 tấn/ha. Thậm chí, một số vườn sầu riêng ghép đạt năng suất 20-22 tấn/ha.
Giá sầu riêng cũng đang ở mức cao. Các loại sầu riêng ghép như Dona, Monthong, Ri6 đang được thương lái thu mua tại vườn 24.000-28.000 đồng/kg (tăng 8.000-10.000 đồng/kg so với năm 2014). Sầu riêng hạt được người dân bán tại vườn với giá từ 11.000-13.000 đồng/kg (tăng 4.000-6.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái).
Tuy vậy, nhiều nông dân hết sức lo lắng và bức xúc khi bị một số đối tượng tìm đến tận vườn ngăn chặn việc mua bán, “xin đểu”.
Chị Hồ Thị Vân (ngụ tại thôn 2, xã Hà Lâm) phản ánh: “Thương lái từ TP HCM, các tỉnh phía Bắc thường thu mua với giá cao hơn các thương lái tại địa phương, và họ đã bị các đối tượng hù dọa để lấy tiền hoa hồng. Chính điều này đã làm nhiều thương lái không dám quay lại. Bà con đều sợ các đối tượng này trả thù, nên chẳng ai dám lên tiếng”.
Hiện có hai đối tượng tên Lâm (ngụ tại thị trấn Đạ M’ri, H.Đạ Huoai) và tên Bờm (ngụ tại thôn 1, xã Hà Lâm) đang “bảo kê” cho nhiều đối tượng khác ở H.Tân Phú, Đồng Nai đến Hà Lâm để hù dọa thương lái. Sau khi tìm hiểu và nắm bắt lịch trình, khu vực thu mua của các thương lái, chúng đến tận vườn “làm giá” trước với nông dân, và tự đặt ra yêu cầu được “bảo kê” cho người dân để lấy tiền hoa hồng 1.000 đồng/kg.
Nhiều nông dân không đồng ý, liền bị “dằn mặt” và hăm dọa sẽ phá nát vườn sầu riêng. Mặt khác, đối với các thương lái tới thu mua, nếu không chịu chi tiền hoa hồng thì bị chúng tìm cách chặn xe không cho đưa sầu riêng ra khỏi vườn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Doãn Thành, Chủ tịch UBND xã Hà Lâm cho biết: “Chúng tôi đã nhận được phản ánh của người dân về sự việc này và đã báo cáo với lãnh đạo huyện. Công an huyện cũng đã thực hiện việc ngăn chặn các đối tượng này. Để người dân yên tâm, xã cũng đã cử các lực lượng phối hợp theo dõi thường xuyên, để nắm bắt tình hình và có cách xử lý kịp thời”.
Có thể bạn quan tâm

Vườn ươm là một bộ phận không thể thiếu được của ngành trồng cây ăn quả. Muốn có những vườn ươm cây ăn quả sinh trưởng khoẻ mạnh, năng suất, sản lượng cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao phải có giống tốt và những cây giống tốt

Các địa phương bị thiệt hại nhiều là xã Đông Hòa 2.500ha, Đông Thạnh 2.020ha, chiếm khoảng 50% diện tích thả nuôi. Phần lớn diện tích bị thiệt hại đã được nông dân thả nuôi cách nay trên 1 tháng.

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là các loài ong ký sinh được chọn lọc khi thả ra trên đồng ruộng sẽ tìm và đẻ trứng trên các sâu non của loài sâu tơ. Khi trứng nở ra, sâu non của ong ký sinh sẽ tiêu diệt sâu tơ bằng cách ăn hết phần thịt sâu tơ để hoàn thiện vòng đời sống ký sinh của mình là làm nhộng rồi vũ hóa thành ong trưởng thành.

Việc tìm ra những giải pháp để chống khô hạn và sa mạc hóa là vấn đề hết sức bức xúc cho các tỉnh duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, vùng có khí hậu khô hạn và sa mạc hóa cũng có những thế mạnh riêng. Ví dụ như cây nho, cây thanh long, con cừu rất thích hợp phát triển ở những vùng khô hạn như Bình Thuận và Ninh Thuận.

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa. Thành công bước đầu của mô hình đã mở ra cho vùng đất cù lao bốn bề sông nước này một triển vọng mới về phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.