Sầu riêng được giá, bảo kê vườn hăm dọa thương lái

Người dân nơi đây cho biết, vụ sầu riêng này đạt năng suất cao nhất từ trước tới nay. Ước tính, năng suất sầu riêng ở Hà Lâm năm nay đạt trung bình 11-12 tấn/ha. Thậm chí, một số vườn sầu riêng ghép đạt năng suất 20-22 tấn/ha.
Giá sầu riêng cũng đang ở mức cao. Các loại sầu riêng ghép như Dona, Monthong, Ri6 đang được thương lái thu mua tại vườn 24.000-28.000 đồng/kg (tăng 8.000-10.000 đồng/kg so với năm 2014). Sầu riêng hạt được người dân bán tại vườn với giá từ 11.000-13.000 đồng/kg (tăng 4.000-6.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái).
Tuy vậy, nhiều nông dân hết sức lo lắng và bức xúc khi bị một số đối tượng tìm đến tận vườn ngăn chặn việc mua bán, “xin đểu”.
Chị Hồ Thị Vân (ngụ tại thôn 2, xã Hà Lâm) phản ánh: “Thương lái từ TP HCM, các tỉnh phía Bắc thường thu mua với giá cao hơn các thương lái tại địa phương, và họ đã bị các đối tượng hù dọa để lấy tiền hoa hồng. Chính điều này đã làm nhiều thương lái không dám quay lại. Bà con đều sợ các đối tượng này trả thù, nên chẳng ai dám lên tiếng”.
Hiện có hai đối tượng tên Lâm (ngụ tại thị trấn Đạ M’ri, H.Đạ Huoai) và tên Bờm (ngụ tại thôn 1, xã Hà Lâm) đang “bảo kê” cho nhiều đối tượng khác ở H.Tân Phú, Đồng Nai đến Hà Lâm để hù dọa thương lái. Sau khi tìm hiểu và nắm bắt lịch trình, khu vực thu mua của các thương lái, chúng đến tận vườn “làm giá” trước với nông dân, và tự đặt ra yêu cầu được “bảo kê” cho người dân để lấy tiền hoa hồng 1.000 đồng/kg.
Nhiều nông dân không đồng ý, liền bị “dằn mặt” và hăm dọa sẽ phá nát vườn sầu riêng. Mặt khác, đối với các thương lái tới thu mua, nếu không chịu chi tiền hoa hồng thì bị chúng tìm cách chặn xe không cho đưa sầu riêng ra khỏi vườn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Doãn Thành, Chủ tịch UBND xã Hà Lâm cho biết: “Chúng tôi đã nhận được phản ánh của người dân về sự việc này và đã báo cáo với lãnh đạo huyện. Công an huyện cũng đã thực hiện việc ngăn chặn các đối tượng này. Để người dân yên tâm, xã cũng đã cử các lực lượng phối hợp theo dõi thường xuyên, để nắm bắt tình hình và có cách xử lý kịp thời”.
Có thể bạn quan tâm

Gần 40 ha tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) liên tục nhiễm các bệnh đường ruột, phân trắng, hoại tử gan tụy, đốm trắng... khiến người nuôi điêu đứng.

Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, tháng 7 là thời điểm thích hợp cho việc thả nuôi tôm vụ mùa mới, bởi không chỉ thuận lợi về điều kiện thời tiết, nguồn nước, môi trường, mà dự báo giá tôm nguyên liệu sẽ tăng trở lại trong những tháng cuối năm. Hiện, tại các địa phương vùng Nam Cà Mau, người nuôi tôm đang khẩn trương việc cải tạo ao, đầm theo đúng quy trình kỹ thuật, tất bật với các hoạt động thả nuôi, chăm sóc, bảo vệ, hứa hẹn một mùa thắng lợi.

Ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên các sông, hồ, kênh, rạch nội đồng rất phong phú và đa dạng. Song những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã giảm mạnh một cách đáng báo động.

Với điều kiện tương đối thuận lợi, nguồn nước dồi dào, thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã phát huy lợi thế, đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản, tăng thu nhập, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Mới đây, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị sơ kết đề án thí điểm tổ chức “khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” ở TP Tuy Hòa (Phú Yên).