Sầu Riêng Cuối Vụ Giá Vẫn Cao

Trong khi nhà vườn trồng nhãn thua lỗ do bệnh chổi rồng hoành hành thì người trồng sầu riêng ở Sóc Trăng phấn khởi vì hiện tại, giá bán sầu riêng tại vườn ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) vẫn giữ mức khá cao.
Thời điểm này đang là giai đoạn cuối vụ thu hoạch, nhưng sầu riêng được các thương lái mua tại vườn có giá từ 18.000 đến 22.000 đồng/kg (tùy theo loại), cao hơn đầu mùa gần 3.000 đến 5.000 ngàn đồng/kg. Theo đồng chí Nguyễn Văn Vũ - Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa (Kế Sách), hiện trên địa bàn toàn xã có trên 80 ha trồng sầu riêng tập trung ở các ấp: Hòa Lộc 2, Hòa Thành, Hòa Phú... đa số nhà vườn sử dụng các giống: Cơm vàng hạt lép, Ri6, Chín Hóa, Mõn Thoang. Giá sầu riêng đầu vụ đến giờ luôn ổn định nên nhà vườn rất phấn khởi.
Trao đổi với chúng tôi, nhiều nhà vườn trồng sầu riêng khá lớn ở xã Xuân Hòa cho biết: Năm nay do thời tiết tương đối thuận lợi, sầu riêng ít bị sâu bệnh nên năng suất đạt cao. Hơn nữa, giá luôn giữ ở mức ổn định từ đầu đến cuối vụ nên các nhà vườn có thu nhập mỗi hécta 180 triệu đồng/ha, sau khi trừ tất cả chi phí còn lãi trên phân nữa.
Tại những điểm bán lẻ trên các tuyến đường của thành phố Sóc Trăng, các giống sầu riêng chất lượng cao như Chín Hóa, Mõn Thoang, Ri6, Cơm vàng hạt lép... có giá phổ biến từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg; các giống sầu riêng thường như: Khổ qua xanh, khổ qua vàng... ít được ưa chuộng, giá chỉ 20.000 đến 30.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội nghị bàn giải pháp, chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra tổ chức ngày 30-7 ở TP Cần Thơ, TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra, cho rằng cá tra ban đầu chủ yếu được tiêu thụ nội địa nhưng kể từ những năm 2000 đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

Khoảng một tuần trở lại đây, ngư dân đánh bắt hải sản ven bờ khu vực biển Khánh Hải – Nhơn Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) “trúng mùa” ruốc. Sản lượng đánh bắt mỗi ngày ước đạt hàng chục tấn.

Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT (Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT) bước đầu đã mang lại hiệu quả. Ngành cá tra đang hướng đến phát triển theo hướng bền vững, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra trên thị trường.

Nuôi trồng thủy sản góp phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố thời tiết nên nuôi trồng thủy sản có nhiều rủi ro. Vụ nuôi thủy sản vừa qua, một số diện tích nuôi tôm trên địa bàn huyện bị chết làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cũng như thu nhập của người dân.

Ông Phan Khắc Nhựt Tiến ở khóm 8, phường 5, TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) có kinh nghiệm 15 năm nuôi tôm.