Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sâu non gây hại cây sắn ở huyện Sông Hinh (Phú Yên)

Sâu non gây hại cây sắn ở huyện Sông Hinh (Phú Yên)
Ngày đăng: 11/05/2015

Sự việc được phát hiện vào đầu tháng 4/2015 khi gia đình anh Phan Thanh Tùng ở thôn Yên Sơn, xã Sông Hinh, trồng 1,6ha sắn nhưng không thấy mọc. Khi anh bới đất để kiểm tra hom sắn thì phát hiện ở dưới mỗi gốc sắn có từ 50 đến 70 con sâu non giống như sâu gạo thường cho chim cảnh ăn. Loài sâu này ăn hết toàn bộ mắt hom sắn, sau đó tiếp tục đục ăn 2 đầu hom làm cho hom sắn không mọc được.

Anh Tùng đã báo sự việc cho các ngành chức năng của xã. Sau khi biết được thông tin rẫy sắn của nhà anh Tùng có sâu gây hại, các chị Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Vũ ở cùng thôn, đã kiểm tra và phát hiện trên rẫy sắn nhà mình cũng có rất nhiều sâu gây hại.

Theo ông Phan Văn Bàn, Trưởng thôn Yên Sơn, toàn thôn có 7 hộ có sắn bị sâu ăn hư hại với diện tích 5ha. Ngay khi sự việc xảy ra, lãnh đạo UBND xã Sông Hinh đã kịp thời báo cáo với Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện và Phòng NN-PTNT huyện. Lực lượng chức năng huyện đã kiểm tra, lấy mẫu gửi Trung tâm BVTV miền Trung để nghiên cứu, kiểm nghiệm.

Trung tâm BVTV miền Trung đã có công văn cho biết: Theo nhận định của chuyên gia CIAT thì sâu gây hại sắn nói trên là một loài của ấu trùng sâu non họ bửa củi. Ấu trùng sâu non bọ cánh cứng có tên chung là Wireworm, tên khoa học là Conoderusrudis (Brown). Sâu non có 3 độ tuổi khác nhau. Cơ thể sâu non màu đỏ nâu và chỉ có giai đoạn sâu non mới gây hại. Nhộng có màu trắng, cơ thể sâu non co ngắn lại trước khi hóa nhộng, thời gian hóa nhộng khoảng 10 đến 15 ngày. Trứng được đẻ gần rễ cây hoặc trong các khe nứt của cây, giai đoạn đẻ trứng khoảng 5 đến 10 ngày.

Theo các chuyên gia của CIAT, hiện nay chưa có thuốc trừ sâu nào có sẵn để diệt trừ loài sâu hại này. Vì vậy, để ngăn ngừa chúng lây lan, nông dân cần thực hiện một số biện pháp sau: Đối với những vùng đất bị nhiễm sâu hại thì trước khi bước vào vụ sản xuất cần phải dẫn dụ sâu non và trưởng thành vào bẫy để thu gom và xử lý.

Bẫy làm bằng cách sử dụng cà rốt, khoai tây, bắp hạt làm chất dẫn dụ, đào hố sâu 8cm rộng 10 đến 20cm bỏ chất dẫn dụ vào từ 1 đến 2 tuần trước khi trồng sau đó lấy lên đem đi tiêu hủy. Đây là phương pháp hữu ích nhất. Không luân canh cây trồng, nhất là những loại cây ký chủ của sâu hại như cà rốt, khoai tây, sắn, bắp.

Phải tiến hành cày đất phơi ải trước gieo trồng, vệ sinh đồng ruộng, thu dọn cỏ dại và tàn dư thực vật từ mùa vụ trước đem đi tiêu hủy. Xử lý hạt giống và hom giống bằng các loại thuốc hóa học theo khuyến cáo trước khi trồng. Đối với những hom sắn đã bị sâu đục, cần thu gom và đem đốt vì đây là nguồn lây lan sâu hại.


Có thể bạn quan tâm

Bấp Bênh Nghề Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thọ Bấp Bênh Nghề Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thọ

Ốc hương là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với ngư dân tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, trong đó có xã Ninh Thọ (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa). Tuy nhiên, chi phí đầu tư để nuôi ốc hương rất lớn, trong khi nghề nuôi ốc hương rất bấp bênh.

16/05/2012
Dự Án Dự Án "Nhãn Lồng" Trên Giấy

Trước nhu cầu phát triển cây nhãn, từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh Hưng Yên đã hai lần phê duyệt dự án "nhãn lồng" nhưng đến nay chưa được cấp kinh phí để triển khai. Và dự án vẫn nằm trên giấy...

03/05/2012
Trồng Cây Cảnh, Cả Làng Sắm Ôtô Trồng Cây Cảnh, Cả Làng Sắm Ôtô

Chỉ vài năm trước, người dân xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn phải đạp xe khắp nơi kiếm sống, nhưng giờ không ít người đã thành ông chủ có cỡ ngồi ôtô đời mới nhờ ươm trồng và bán cây cảnh.

09/03/2012
Giải Pháp Trồng Lúa Trên Đất Mặn Giải Pháp Trồng Lúa Trên Đất Mặn

Biện pháp đầu tiên có thể đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn là thay đổi môi trường để thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển

08/03/2011
"Triệu Phú" Chanh Giấy

Đó chính là anh Tô Thanh Dân, ở tổ 2, ấp Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Chỉ với diện tích 1 ha chanh giấy chùm đã cho sản lượng từ 32 – 35 tấn/năm, với giá bán ngay tại các chợ địa phương bình quân 5.500đ/kg, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí sản xuất

27/08/2011